VIÊM TAI GIỮA Ở TRẺ EM CÓ NGUY HIỂM HAY KHÔNG?

Viêm tai giữa ở trẻ em

Viêm tai giữa ở trẻ em

Một con số đáng kinh ngạc là có đến 75% trẻ em Việt Nam mắc bệnh viêm tai giữa và đây là căn bệnh thuộc về đường hô hấp trên. Thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chủ yếu là từ 1-3 tuổi và gây ra nhiều hậu quả xấu. Nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm không chỉ làm ảnh hưởng đến thính giác mà cả các cơ quan khác của trẻ. Vì thế việc phát hiện sớm, điều trị, đề phòng là một việc vô cùng quan trọng nhất là các bậc phụ huynh không nên coi thường bệnh viêm tai giữa ở trẻ em.

Tai là cơ quan thính giác có vai trò phát hiện âm thanh và chủ đạo trong việc cân bằng và tư thế của cơ thể, chia ra là tai ngoài, tai giữa và tai trong.Viêm tai giữa là tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc vi rút tác dụng trực tiếp đến hòm nhĩ của bệnh nhân gồm có  3 loại:

+Viêm tai giữa cấp tính

+Viêm tai giữa có dịch tiết

+Viêm tai giữa mãn tính

Tại sao trẻ em lại bị viêm tai giữa nhiều như vậy?

Viêm tai giữa ở trẻ em

Viêm tai giữa ở trẻ em

-Nguyên nhân chính là do vòi nhĩ (nối hòm tai và họng mũi) ngắn hơn, khẩu kính của trẻ em lớn hơn người lớn nhất là khi em bé nằm ngửa thì tai sẽ thấp hơn mũi, vòi nhĩ càng mở to khi bé khóc làm cho các chất xuất tiết ở mũi chảy vào hõm tai.

-Đặc biệt trẻ em là đối tượng có sức đề kháng  còn non yếu chưa hoàn thiện rất dễ bị nhiễm bệnh về đường hô hấp như: viêm mũi, viêm họng, … hệ thống niêm nạc đường hô hấp rất dễ nhạy cảm với các phản ứng kích thích hóa, lý, cơ học, vi khuẩn, vi rút sẽ từ các ổ viêm này lây lan làm cho vòi nhĩ tắc nghẽn khiến việc lưu thông dịch ở tai và mũi bị gián đoạn, từ đó xuất tiết dịch sinh ra ứ đọng trong hòm tai gây viêm nhiễm.

-Chăm sóc không đúng cách: quá trình tắm gội nước vào tai, lau gội không đúng cách, cùng với vệ sinh tai không sạch sẽ khiến cho vi khuẩn sinh sôi phát triển rồi lây lan mạnh làm tổn thương tai, mẹ để cho trẻ nằm đầu thấp hơn tim để bú khiến sữa tràn vào tai.

-Trẻ tự ý ngoáy tai hay nghịch phá dùng các vật nhọn đút vào tai.

-Do bệnh nhân mắc 1 số bệnh lý về mũi họng như viêm họng, viêm amidan khiến các chất lan lên tai giữa bị viêm nhiễm

-Do bị cảm lạnh và một số yếu tố khác tác động như khói bụi, các chất độc hóa học, khói thuốc lá, hay sử dụng thuốc sai cách gây nên.

Triệu chứng viêm tai giữa ở trẻ em:

-Trẻ thường khóc nhiều, bỏ bú, nôn trớ, cấu kỉnh, xuất hiện các cơn co giật kèm theo sốt cao 39oC, xuất hiện các cơn đau họng, đau amidan.

-Hay lấy tay dụi vào tai, kéo tai thậm chí còn đòi dứt tai ra, trẻ lớn hơn sẽ biết kêu đau tai, màng nhĩ sung huyết bóng lên do chứa mũ tai, sau khoảng 2-3 ngày sẽ xuất hiện một lỗ thủng nhỏ làm cho dịch chất lỏng chảy ra tai ngoài lúc đầu màu trắng xanh nhạt sau đó chuyển sang màu vàng nhạt rồi loãng dần.

-Mệt mỏi, lơ đãng, có dấu hiệu rối loạn tiêu hóa đi ngoài lỏng.

-Triệu chứng viêm tai giữa thanh dịch rất khó phát hiện ra, trẻ có cảm giác ù tai, đầy nặng trong tai, nghe kém.

-Nếu không điều trị đúng cách viêm tai giữa có thể gây thủng màn nhĩ, làm gián đoạn chuỗi xương con ảnh hưởng đến thính giác sẽ dẫn đến rối loạn ngôn ngữ làm giảm khả năng giao tiếp như nói ngọng, nói không rõ âm, điếc. Nếu không điều trị kịp thời sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính tích mũ với nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm như thủng màn nhĩ, áp xe não, viêm màng não, hoặc tê liệt dây thần kinh mặt.

Hướng dẫn chăm sóc trẻ mắc viêm tai giữa đúng cách:

-Trước hết khi phát hiện ra những dấu hiệu trên cần đưa trẻ đến bác sĩ để kiểm tra, điều trị kịp thời chấm dứt tận gốc tránh trường hợp tái phát khi trưởng thành.

-Dùng thuốc kháng sinh để hạ sốt, giảm đau kết hợp với chống viêm, tiêu mũ và giảm xung huyết màng màng nhĩ.

-Đắp khăn mặt ấm hoặc miếng thấm là nóng lên lỗ tai và nghỉ ngơi.

-Cho trẻ tiêm phòng đầy đủ tăng cường khả năng hệ miễn dịch của trẻ.

-Không cho ngậm bình sữa khi ngủ để tránh sữa chảy vào tai.

-Tránh xa môi trường ô nhiễm, có khói thuốc lá, giữ ấm cho trẻ.

-Giữ vệ sinh cho trẻ luôn sạch sẽ nhất là tai, mũi họng, bảo vệ trẻ trước các tác nhân gây bệnh nhất là vào lúc thời tiết giao mùa.

-Dùng tăm bông vệ sinh thấm sạch tai nếu trẻ bị dính nước để phòng ngừa viêm tai giữa.

-Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, trẻ em phải được cho bú sữa mẹ đầy đủ ít nhất là 6 tháng đầu, giữ ấm cho trẻ, hạn chế tiếp xúc với người đang bệnh ho, cảm cúm, …

Hãy chăm sóc và bảo vệ con mình đúng cách nhé.

Tham khảo: Sữa non sự lựa chọn tuyệt vời cho trẻ

Đánh giá bài viết này