Viêm tai giữa ở người lớn ư? Có nhiều người đã từng nghe qua căn bệnh này nhưng chỉ là nghe thôi mà không rõ. Thế bệnh này là gì? Nguy hiểm hay không? Xuất phát từ đâu mà sinh ra bệnh? Có phải do vệ sinh tai không tốt hay không? Bài viết dưới đây sẽ làm rõ những vấn đề cơ bản về viêm tai giữa cho bạn.
Viêm tai giữa là một nhóm bệnh ở tai giữa thường hay xuất hiện ở đối tượng trẻ em nhưng không phải người lớn là không mắc phải ngay cả người già còn có thể mắc bệnh viêm tai giữa. Viêm tai giữa gây ra do bị nhiễm trùng các mô ở vùng tai giữa sinh ra viêm nhiễm ứ đọng, tích tụ các chất dịch mũ trong tai giữa, làm ảnh hưởng đến vùng không gian sau màng nhĩ có chứa những rung xương nhỏ của tai khiến màng nhĩ phình ra đau đớn. Nếu không phát hiện điều trị kịp thời dịch mũ sẽ chảy ra ngoài tích tụ ra các vùng khác sẽ dẫn đến các hiện tượng nguy hiểm như: thủng màng nhĩ, giảm thính lực, viêm màng não, áp xe màng cứng, … thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Contents
Viêm tai giữa ở người lớn chia làm 2 loại:
+Viêm tai giữa cấp tính: khởi phát đột ngột với triệu chứng là đau tai, ảnh hưởng đến 11% số ca mắc bệnh.
+Viêm tai giữa mãn tính: bệnh đã kéo dài hơn 2 tuần và gây ra nhiều đợt chảy mũ ra lỗ tai.
Và phân thành nhiều giai đoạn sau: viêm tai giữa, viêm tai giữa xung huyết, viêm tai giữa chảy mủ xuất hiện mũ trong tai giữa và nguy hiểm nhất là viêm tai giữa thanh dịch xơ dính.
Nguyên nhân viêm tai giữa:
Ở người trưởng thành cấu trúc tai đã phát triển hoàn thiện, vòi nhĩ dài và có độ chênh lệch với họng lớn nên khó để bị nhưng vẫn có nhiều người mắc phải bệnh do:
-Đã từng mắc bệnh viêm tai giữa từ bé mà không điều trị dứt điểm nên kéo dài đến lớn dẫn đến xương chũm.
-Do không vệ sinh tai sạch sẽ, vô tình để nước bẩn hay hóa chất, xà phòng vào tai trong quá trình gội đầu, làm tóc hay nhuộm tóc.
-Do vệ sinh tai không đúng cách, làm tai bị thương nhiễm khuẩn do thói quen ngoáy tai hay dùng các vật cứng làm tổn thương ống tai ngoài sau đó lan vào tai giữa.
-Người thường xuyên mắc các bệnh viêm họng (bởi vi trùng vi sinh vật) hay xoang mũi (tắc nghẽn và sưng mũi) có khả năng mắc bệnh viêm tai giữa cao hơn người bình thường do tắc vòi nhĩ vì sùi khạc nhiều.
+ sưng viêm chất nhầy trong ống Eustachian gây tích tụ dịch nhày trong tai giữa vì đây là một cặp ống chạy từ tai giữa đến mặt sau của cổ họng và phía sau mũi có nhiệm vụ cân bằng áp suất trong và ngoài tai.
-Do thời tiết thay đổi thất thường nhất là vào mùa thu và mùa đông khi mà cảm cúm bắt đầu xuất hiện nhiều, cùng với môi trường làm việc ô nhiễm tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật sinh sôi nảy nở.
Triệu chứng viêm tai giữa:
–Thường gây đau đớn do viêm nhiễm tích tụ các chất dịch trong tai, đau nhức tai, đau nhiều ở giai đoạn cấp tính nhiều trường hợp đau nặng lan sang cả vùng đầu quanh tai.
-Dịch mũ tích tụ bên trong nên người bệnh ù tai có âm thanh trong tai nghe tiếng lùng bùng rất khó chịu.
-Chảy nước dịch hoặc mũ ra tai ngoài: mủ trắng đục, hơi xanh đặc sau đó chuyển sang màu vàng loãng có mùi hôi thối.
-Giảm khả năng của thính giác
-Có thể kèm theo sốt cao, chóng mặt, chán ăn, khó ngủ
Cách điều trị bệnh viêm tai giữa:
-Khi thấy xuất hiện các dấu hiện trên cần đến ngay bác sĩ để được chuẩn đoán (dùng đèn soi tai có kính phóng đại, kính hiển vi hay nội soi tai) và điều trị kịp thời hạn chế các biến chứng xảy ra.
-Dùng thuốc kháng sinh là phương pháp phổ biến để chữa trị viêm tai giữa cùng với thuốc nhỏ nếu không bị thủng màng nhĩ, đặt ống thông nhĩ nạo, khoét xương chũm nếu có dấu hiệu biến chứng. Thời gian điều trị bệnh mất ít nhất là 8 ngày.
Phòng ngừa bệnh viêm tai giữa là yếu tố quan trọng nhất:
–Giữ tai luôn khô sạch, bảo vệ tai, không sử dụng các dụng cụ sắc nhọn nguấy tai có thể dùng bông mềm, giữ môi trường xung quanh luôn sạch sẽ.
-Không bơi tắm ở những nơi có vùng nước ô nhiễm, tốt nhất nên có dụng cụ bịt tai khi bơi để giảm thiểu dung dịch tương tác với tai, tránh bơi lội khi có dấu hiệu đau tai, không hút thuốc lá tránh ngửi khói thuốc lá.
-Không nghe nhạc quá to, hạn chế tiếng ồn vì dễ thủng màng nhĩ dẫn đến viêm tai giữa.
-Rèn luyện tập thể thao để cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh cùng chế độ dinh dưỡng phù hợp để tăng sức đề kháng chống lại tác nhân gây bệnh cảm cúm.
Tăng sức đề kháng của cơ thể bằng chế độ dinh dưỡng hợp lí và vận động phù hợp với thể trạng cơ thể và tốt nhất là nên dùng sữa non alpha lipid mỗi ngày để cơ thể đầy đủ khoáng chất và vitamin cần thiết.
Đọc thêm: Sữa non alpha lipid cho bệnh viêm xoang