CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG TỐT CHO SỨC KHỎE

Dinh dưỡng

Dinh dưỡng

Có nhiều yếu tố cấu thành nên một sức khỏe tốt, khỏe mạnh như: gen di truyền, môi trường sống, tuổi tác, giới tính, vận động, tinh thần và đặc biệt không thể thiếu là dinh dưỡng, sức khỏe bắt đầu từ hệ tiêu hóa. Một con người có khỏe đến đâu mà ăn uống thiếu chất, ăn không đúng giấc, không hợp lý thì cũng ngày càng ốm yếu bệnh tật. Vì thế một chế độ dinh dưỡng tốt là một yếu tố vô cùng quan trọng cấu thành nên sức khỏe con người nhưng như thế nào là tốt? như thế nào là hợp lí? thì không phải ai cũng nắm rõ được.

Khẩu phần của người Việt Nam trong vòng 10 năm đã thay đổi đáng kể, trong khẩu phần ăn gạo chiếm 66% (giảm 20% so với trước), thịt sữa trứng chiếm 25% (tăng 17% so với trước) tuy nhiên vẫn còn nhiều điểm chưa hợp lý có sự khác biệt rõ rệt giữa thành thị và nông thôn và có khoảng 460.000 trẻ dưới 5 tuổi bị thừa cân béo phì, tỷ lệ người trưởng thành bị béo phì cũng có xu hướng tăng lên.

Đọc thêm: Tiền, tình yêu và sức khỏe bạn chọn gì?

Thực phẩm đủ chất dinh dưỡng và năng lượng mà cơ thể có thể hấp thu dễ dàng, phù hợp khẩu phần ăn, tuổi tác, tình trạng sức khỏe, giới tính, mức độ hoạt động và sở thích của con người, giúp tăng cường sức khỏe và cần thiết thì được gọi là dinh dưỡng hợp lý.

Quan trọng nhất là phải ăn uống hợp vệ sinh, đảm bảo vệ sinh trong việc lựa chọn, chế biến và bảo quản thực phẩm. Lựa chọn thực phẩm sạch, không nhiễm khuẩn, rửa sạch thực phẩm, ăn chín uống sôi, không ăn những thức ăn sống như tiết canh, thịt tái, không ăn đồ quá cháy, bảo quản nơi sạch sẽ, thoáng, che đậy kín tránh bụi, ruồi muỗi, tránh ôi thiu, hỏng mốc, và đặc biệt là rửa tay sạch trước khi ăn hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn. Không nên ăn ngoài hàng quán không đảm bảo hợp vệ sinh, hay các thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều chất bảo quản.

Phối hợp đa dạng nhiều loại thực phẩm và đảm bảo đủ 4 nhóm chất đạm cả động vật và thực vật (tôm, cá, thịt, đậu, vừng, mè) chất béo (mỡ động vật, dầu thực vật), chất xơ (rau, củ, quả), vitamin và muối khoáng (tổng hợp).

Hạn chế ăn muối: Là loại gia vị không thể thiếu trong bữa ăn của từng gia đình, tuy nhiên chúng ta cần ăn nhạt, giảm bớt lượng muối. Khi ăn mặn sẽ gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể vừa tăng huyết áp, tim mạch, suy thận, suy tim, loãng xương. Nên hạn chế các món ăn chứa nhiều muối như cà muối, mắm tôm, thịt muối, … đối với người bình thường mỗi ngày cũng chỉ nên cung cấp từ 6-8g muối. Tốt nhất là nên dùng muối Iốt với lượng vừa phải nếu thiếu Iốt sẽ gây ra bệnh bướu cổ, suy giảm trí nhớ.

Giảm thiểu đường, chất ngọt: Đường cung cấp năng lượng cho cơ thể, não hoạt động phụ thuộc vào lượng đường Glucose, giúp hệ tiêu hóa nhanh hơn, là chất rất cần thiết để cơ thể hoạt động. Mỗi tháng chỉ nên dùng tối đa 500g đường/ người, nếu như lượng đường trong máu cao thì sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch, huyết áp, béo phì.

Ăn chất béo ở mức độ phù hợp: Đừng nghĩ cơ thể không cần chất béo, nhờ có chất béo mà quá trình chyển hóa năng lượng nuôi sống cơ thể mới có thể diễn ra, nó còn giúp bảo vệ sức khỏe và kéo dài tuổi thọ của con người. Mỗi tháng mỗi người cần khoảng 600g chất béo, vì thế nên hạn chế chất béo từ thịt, pho mát, hay pho mát thay vào đó nên tăng cường chất béo từ thực vật như vừng, lạc, ô liu giúp làm giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ.

Sử dụng các gia vị tự nhiên như: ớt, gừng, quế, nghệ trong bữa ăn thay cho các nước xốt đóng hộp chế biến sẵn. Những gia vị này có chất chống oxy hóa giúp tăng hệ miễn dịch rất tốt cho cơ thể trong việc chống lại bệnh tật, cũng như thúc đẩy quá trình giảm cân.

Bổ sung chất xơ: từ rau, củ, quả tươi sống, mỗi ngày cần bổ sung 300g rau và 400g trái cây đặc biệt các loại rau quả màu xanh và củ màu vàng chứa nhiều bêta-caroten có khả năng phòng ngừa 1 số loại ung thư. Chất xơ giúp cho hệ tiêu hóa phát triển khỏe mạnh, vừa quét nhanh các chất độc và cholesterol thừa trong ống tiêu hóa, phòng chống các bệnh đường ruột, chống táo bón, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

-Không nên ăn trái cây ngay sau bữa ăn: Trái cây có chứa chất chống oxy hóa và có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi gốc tự do. Khi ăn trái cây sau bữa ăn sẽ càng làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa, tiêu hóa lâu sinh ra các men và độc tố ảnh hưởng đến dạ dày. Đặc biệt sau khi ăn tôm, cá, cua mà ăn thêm quýt, cam, bưởu, nho sẽ sinh phản ứng kết hợp giữa canxi và axit tannic hình thành nên chất rắn gây đầy bụng, tiêu chảy, táo bón. Tốt là nên ăn sau đó 1-2 tiếng.

-Duy trì bếp sống lành mạnh, tăng cường tập thể dục thường xuyên 30 phút mỗi ngày, vận động phù hợp với lứa tuổi và tình trạng sức khỏe và duy trì cân nặng hợp lý, hạn chế các thức ăn đồ uống ngọt, hạn chế rượu, bia, cà phê, tránh xa thuốc lá.

Hãy có trách nhiệm với cuộc đời của chính mình. Hãy luôn sống vui vẻ, tự do, làm việc mình muốn và yêu lấy chính bản thân.

Tham khảo: 20 loại rau củ quả tốt cho sức khỏe

Đánh giá bài viết này