Bệnh tắc nghẽn mạn tính hay còn gọi là COPD là một bệnh liên quan đến hệ thống hô hấp, xếp thứ 3 trong các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu sau bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não và bệnh ung thư. Đặc biệt đây là một trong 10 căn bệnh nguy hiểm mà không thể chữa khỏi được. Theo nghiên cứu của tổ chức WHO số người mắc bệnh COPD hàng năm là 600 triệu người trong đó có hơn 3 triệu người chết mỗi năm, con số này ngày càng có xu hướng tăng lên và tần số tử vong ngày càng cao, gây tổn thất lớn đến tình hình kinh tế ước tính trị giá 2,1 ngàn tỷ USD vào năm 2010. Tỷ lệ người mắc bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính ở Việt Nam đối với người trên 40 tuổi chiếm đến 4,2%.
COPD là một dạng bệnh lý về phổi gây tắc nghẽn việc thông khí, dẫn đến lượng khí cặn trong phổi ngày càng tăng lên làm cho bệnh nhân khó thở. Chia làm hai dạng phổ biến nhất:
+Hen suyễn: đặc trưng bởi các cơn hen khó thở.
+Viêm phế quản mãn: đặc trưng bởi các tình trạng ho kèm theo khạc đờm liên tục.
Nguyên nhân:
-Hút thuốc lá là nguyên nhân cao nhất dẫn đến việc mắc bệnh COPD đến 80%-90%. Theo nghiên cứu cứ trung bình 5 người hút thuốc lá thì sẽ có một người mắc bệnh phổi mãn tính. Những người không hút thuốc lá nhưng thường xuyên ngửi khói thuốc – hút thuốc lá thụ động cũng có nguy cơ mắc bệnh.
-Môi trường bị ô nhiễm: khói bụi, khí thải độc hại của các nhà máy sản xuất, khói xe, lông thú, hay các môi trường độc hại như: khói trong việc đốt lửa, khói bếp rơm, rạ, củi, than, … và các máy sưởi ấm dẫn thoát kém lâu ngày làm co hẹp các đường dẫn khí nhỏ và phá hủy mô phổi hay bị nhiễm khuẩn hô hấp ngay từ lúc nhỏ.
-Bệnh mang tính di truyền bệnh từ thế hệ này sang thế hệ khác.
-Tần suất bệnh xuất hiện ở nam giới cao hơn nữ giới, đặc biệt những người trên 40 tuổi, và trẻ em có đường hô hấp còn yếu là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất.
Triệu chứng:
-Ban đầu xuất hiện với những cơn ho gián đoạn hay ho vào buổi sáng, sau thời gian dài tiến triển nặng hơn những cơn ho xuất hiện liên tục nhiều lần trong ngày nhất là vào ban đêm, gây mất ngủ, ho ra đờm càng về sau càng đặc khó khạc lên, đờm có màu trong, hơi đục về sau chuyển sang màu vàng, đờm nhầy có khi còn có đờm mủ.
-Do phế nang bị sưng đờm, đường dẫn khí bị hẹp lại, không khí khó đi vào gây tắc nghẽn, ngực bị nén dẫn đến khó trao đổi khí, người bệnh khó thở, thở khò khè. Khi bệnh tiến triển nặng khó thở xảy ra ngay cả khi nghỉ ngơi, người bệnh suy giảm chức năng phổi.
-Sức đề kháng kém đi, cơ thể kém linh hoạt, thiếu nhạy bén, hoạt động trì trệ trong việc phát hiện và tiêu diệt các vi sinh vật gây hại cho cơ thể. Sức khỏe yếu đi chỉ làm được các việc nhẹ, gặp nhiều khó khăn khi làm việc nặng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, kinh tế gia đình và tốn kém chi phí điều trị.
-Các cơ quan khác trong cơ thể cũng suy yếu dần, mất dần chức năng như: tim, gan, thận, tụy, mật, thị giác, thính giác, cơ xương, và cả hệ thống thần kinh, … Người bệnh luôn ở trong tâm trạng lo lắng, bất an chịu nhiều áp lực từ bệnh rất dễ bị stress thậm chí trầm cảm.
-Là nguyên nhân dẫn các đến nhiều biến chứng nặng hơn như: tăng áp lực động mạch phổi, loạn nhịp tim, suy tim phải, đa hồng cầu, suy tim, suy hô hấp, tràn khí màng phổi.
Các điều trị:
Đây là một căn bệnh lâu dài khó chữa trị chỉ có thể làm giảm nhẹ triệu chứng bệnh. Muốn phòng bệnh điều quan trọng là nói không với thuốc lá, thuốc lào, tránh xa khói thuốc. Sống trong môi trường trong lành, ít khí độc ít khói bụi, đeo khẩu trang bảo vệ hệ hô hấp. Cần có bảo hộ lao động cho những ai làm trong môi trường độc hại, nhiều khói bụi. Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, đảm bảo đủ lượng nước và rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên để có một sức khỏe khỏe mạnh phòng chống bệnh tật. Hạn chế hoạt động nặng, giữ cho tinh thần vui vẻ thoải mái hạn chế những thay đổi cảm xúc tâm lý đột ngột, giữ thuốc theo bên người đề phòng những trường hợp khẩn cấp, cần đến khám bác sĩ để theo dõi bệnh tình và điều trị hiệu quả, dùng thuốc theo đúng liều lượng không tự ý thêm bớt, không lạm dụng thở oxy khi bệnh nhân khó thở. Và cách tốt nhất là bảo vệ sức khỏe và sức đề kháng của cơ thể ngay bây giờ bằng việc dùng sữa non alpha lipid lifeline vào mỗi buổi sáng, để cơ thể có đầy đủ dinh dưỡng và kháng thể cần thiết.
Xem thêm: Bệnh lao phổi