TỔNG QUAN VỀ BỆNH LAO PHỔI

Lao phổi

Lao phổi

Phổi là một bộ phận quan trọng trong cơ thể với vai trò chủ yếu là trao đổi khí, lọc các độc tố trong máu và chuyển hóa một vài chất sinh học. Phổi bắt đầu từ vùng đỉnh đồi và phần thùy đỉnh, phần thùy sau của thùy trên phổi, trung bình cả 2 lá phối chứa được khoảng 6 lít không khí nhưng chỉ một phần nhỏ được sử dụng khi thở bình thường. Có rất nhiều căn bệnh liên quan đến việc tổn thương chức năng của phổi trong đó lao phổi là một trong những căn bệnh thường gặp nhất.

Lao phổi là gì?

Là một trong các dạng phổ biến nhất trong các dạng thể lao chiếm đến 90%, là bệnh truyền nhiễm thường gặp nhất ở Việt Nam chỉ đứng sau HIV. Theo thống kê  khoảng 1/3 dân  số thế giới bị nhiễm trùng và mỗi năm bệnh lao phổi sẽ cướp đi sinh mạng của gần 3 triệu người. Bệnh lao là bệnh nhiễm một loại vi khuẩn Mycobacterium Tuberculosis tấn công và hủy hoại các mô trong cơ thể nó lây truyền qua đường hô hấp là chủ yếu. Trực khuẩn lao có hình dạng giống que nhỏ, có thể sống trong trạng thái khô trong một thời gian dài. Hầu hết các bệnh nhân mắc bệnh lao phổi thường không biết mình mắc bệnh đến 80%-90% cho đến khi gặp điều kiện thuận lợi thì bệnh mới tái phát và diễn biến nặng thì mới phát hiện ra.

-Có 2 nhóm bệnh lao phổi là:

+Bệnh lao tiên phát

+Bệnh lao thứ phát

Triệu chứng gây bệnh phổi?

-Trước hết thường có biểu hiện là ho khan, ho có đờm, ho ra máu có thể kéo dài đến hơn 2 tuần.

-Ho nhiều gây ức chế lên phế quản gây ra tình trạng đau ngực, khó thở. Phổi càng bị tổn thương nhiều thì khả năng trao đổi khí càng khó khăn hơn.

-Khạc đờm: là do phổi phế quản bị tổn thương gây viêm nhiễm khác với lúc bị cảm cúm sinh ra đờm thì đờm do lao phổi sinh ra nhiều hơn xuất hiện các cơn ho khạc nhiều hơn có thể kéo dài trên 3 tuần và thường xuyên.

-Chán ăn mệt mỏi: là dấu hiệu phổ biến, bệnh kéo dài sức khỏe không tốt làm cơ thể hay mắc stress căng thẳng làm cho cơ thể cảm thấy mệt mỏi hơn.

-Sốt nhẹ nhiều khi sốt cao thất thường, giún lạnh về chiều và ra nhiều mồ hôi nhất là vào ban đêm là triệu chứng hay gặp của người mắc bệnh lao phổi.

Cần liên lạc đến khám bác sĩ để được chăm sóc và có biện pháp điều trị hiệu quả để được điều trị kịp thời. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh sẽ có nhiều biến chứng và dễ lây nhiễm cho những người xung quanh.

Nguyên nhân gây bệnh lao phổi?

Bệnh nào thì cũng có nguyên nhân của nó gây ra:

-Bệnh sẽ dễ lây truyền từ khi giai đoạn phát triển, bệnh có khả năng lây truyền rất nhanh nhiều khi người bệnh lây truyền cho người xung quanh mà không hề hay biết.

-Do vi khuẩn lao người Mycobacterium Tuberculosis lây nhiễm qua đường hô hấp từ người này sang người kia và vi khuẩn lao bò M.Bovis lây lan khi uống sữa bò không tuyệt trùng. Chúng có khả năng sống 3-4 tháng trong môi trường không khí.

-Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hay tiếp xúc khi hắt hơi, đờm, nước bọt khi ho.

-Do hút thuốc trực tiếp hay hút thuốc gián tiếp hít khói thuốc lá thụ động, lạm dụng uống rượu bia và ma túy

-Thường xuyên làm việc nơi ô nhiễm nhiều bụi bẩn, nơi ẩm ướt tối tăm, hít nhiều khói xe, tiếp xúc nhiều với lông chó mèo, các thú nuôi nhiễm lao.

-Do cơ thể kém ăn mất ngủ làm việc nặng nhọc nhiều stress trong công việc dễ dẫn đến suy dinh dưỡng, có hệ miễn dịch yếu, sức đề kháng kém như những người mắc bệnh HIV, người dùng thuốc điều trị ung thư, người bệnh tiểu đường nên tỷ lệ tử vong vô cùng cao.

-Người chăm sóc hay tiếp xúc các bệnh nhân đã bị bệnh lao như bác sĩ hay y tá.

-Sống và làm việc ở những nơi hay có người bị lao hay du lịch ở những nơi bệnh lao khá phổ biến như: Châu Phi, Mỹ Latin, Đông Âu, Châu Á, …

Cách điều trị và phòng bệnh Lao phổi:

Đó là một bệnh mang tính xã hội và nên có những biện pháp mang tính cộng đồng. Cách phòng bệnh:

-Đeo khẩu trang khi ra ngoài đường, những nơi có nguy cơ lao nhiễm bệnh lao như bệnh viện.

-Giữ vệ sinh nơi ở sạch sẽ, thoáng mát.

-Bệnh lao phổi cần được tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho tất cả mọi người để mọi người có thêm hiểu biết để phòng tránh bệnh hiệu quả.

– Khi mắc bệnh lao cần cách li, tránh lây nhiễm cho người khác.

-Không hút hay ngửi khói thuốc lá, uống rượu bia hay dùng các chất kích thích khác như ma túy, cà phê, …

-Rèn luyện, tập các bài tập thể thao phù hợp với cơ thể tránh hoạt động mạnh, làm các công việc nặng nhọc, giữ cho tinh thần thoải mái. Và có chế độ dinh dưỡng hợp lý, sử dụng sữa non alpha lipid mỗi ly 16g mỗi ngày để có cơ thể khỏe mạnh ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm hay do vi rút gây ra.

Đọc thêm: Dinh dưỡng cho người bệnh lao phổi

Đánh giá bài viết này