SỎI THẬN VÀ SỎI MẬT CÓ GÌ KHÁC NHAU?

Phân biệt sỏi thận và sỏi mật

Phân biệt sỏi thận và sỏi mật

Chắc các bạn đã từng nghe qua 2 căn bệnh sỏi thậnsỏi mật. Nhưng không phải ai cũng biết được sự khác nhau giữa chúng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt được 2 loại sỏi, sỏi thận và sỏi mật. Chúng có mối liên hệ: “Theo nghiên cứu của tiến sĩ Brian Matlaga là một bác sĩ tiết niệu của Đại học y khoa Johns Hopkins thì mặc dù sỏi thận và sỏi mật hình thành và mang bản chất khác nhau nhưng chúng lại có mối liên hệ. Sau một thời gian nghiên cứu năm 2011 nhà nghiên cứu người Mỹ Taylor cùng cộng sự của mình cho biết: những người có tiền sử mắc bệnh sỏi mật tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận lên đến 26%-32% (cao gấp 1,68 lần) so với người chưa từng mắc bệnh sỏi mật.

Định nghĩa sỏi thận và sỏi mật:

Sỏi thận:

-Thận là một bộ phận quan trọng của hệ tiết niệu, có tác dụng lọc máu tự nhiên trong cơ thể và dẫn truyền các chất thải tới bàng quang để đưa ra ngoài.

-Sỏi thận: là những chất rắn tạo thành từ sự kết dính muối khoáng và axit lại với nhau được hình thành bên trong thận di chuyển vào ống thận tạo thành các tinh thể như axit uric, canxi…

Sỏi Mật:

-Túi mật là một túi nhỏ hình quả lê có màu xanh nằm ở dưới thùy gan phải là cơ quan lưu trữ mật trước khi đổ vào gan và đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa và phân hủy chất béo.

-Sỏi mật là một bệnh về đường tiêu hóa là sự kết tụ thành các viên sỏi trong lòng đường mật

Phân loại sỏi thận và sỏi mật:

Sỏi thận Chia làm 5 loại:

+Sỏi Canxi phổ biến nhất chiếm 85%

+Sỏi Axit uric chiếm khoảng 10%

+Sỏi Xystin hình thành ở những người mắc Xystin niệu.

+Sỏi Struvite chủ yếu tìm thấy ở phụ nữ do nhiễm trùng đường tiết niệu.

+Sỏi Cystine chiếm tỷ lệ nhỏ do là do bài tiết quá nhiều Cystinuria

Sỏi mật chia làm 2 loại:

+Sỏi cholesterol: phổ biến nhất chiếm  60%, các viên sỏi thường có màu nhạt, không cản được tia X.

+Sỏi sắc tố mật: ít gặp hơn, cản nhiều tia X.

Tỷ lệ mắc bệnh:

Sỏi thận: Là một trong các căn bệnh phổ biến trên thế giới dao động từ 2% đến 20%. Bệnh có tỷ lệ tái phát khá cao trong vòng 10 năm lên đến 50%.

Sỏi mật: Khá phổ biến trên thế giới thường gặp với tỷ lệ dao động từ 0,1% lên đến 61,5%. Bệnh cũng có khả năng tái phát trở lại.

Đối tượng mắc bệnh:

Sỏi thận: Nam nhiều hơn nữ nhất là từ 40 tuổi trở lên

Sỏi mật: Nữ nhiều hơn nam nhất là phụ nữ ở thời kỳ mãn kinh

Nguyên nhân gây bệnh:

Sỏi thận:

-Do sự lắng đọng các chất tạo thành như  Canxi, Axit uric, Oxalat…

– Do bị viêm đường tiết niệu hay u xơ tiền liệt tuyến khiến nước tiểu ứ đọng lại trong khe.

– Người mắc bệnh Gout, bệnh tiểu đường, phẩu thuật đường tiêu hóa rất dễ mắc bệnh sỏi thận.

-Nguy cơ mắc bệnh sỏi thận cao nếu trong gia đình người thân có tiền sử mắc bệnh sỏi thận.

-Ăn nhiều đạm, đường, muối, thức ăn dư thừa Oxalat.

Sỏi mật:

-Do ứ đọng dịch mật hay do nhiễm trùng.

-Do dư thừa Cholesterol, chất béo, quá nhiều Bilirubin trong dịch mật.

-Do thuốc estrogen và clofibrate làm cho lượng chất này tăng quá cao làm cho các túi mật giãn ra làm chậm quá trình lưu thông túi mật  gây ứ trệ lâu ngày sinh sỏi.

-Do di truyền tiền sử gia đình có người thân mắc bệnh lên đến 30%.

-Do ăn kiêng khem quá mức trong một thời gian dài thiếu chất béo làm giảm các cơn co bóp túi mật.

– Người béo phì, mắc bệnh tiểu đường, xơ gan là một trong những yếu tố nguy cơ mắc bệnh sỏi mật

Để đảm bảo bạn có sức khỏe tốt và giảm khả năng mắc bệnh sỏi thận và sỏi mật thì bạn cần có chế độ nghỉ ngơi phù hợp, ăn uống hợp lí và vận động hàng ngày đều độ. Riêng tôi, tôi có lời khuyên bạn nên dùng thêm sữa non alpha lipid để có sự hỗ trợ của kháng thể từ sữa non và sự tư vấn của chuyên gia dinh dưỡng.

Tham khảo: Xơ gan có nguy hiểm không

Đánh giá bài viết này