Sốt xuất huyết vẫn đang diễn biến phức tạp ở nhiều nơi trên thế giới, hiện đang là một dịch bệnh gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người. Tại Việt Nam số ca mắc sốt xuất huyết ngày càng gia tăng theo thống kê Tháng 8/2016 so với cùng kỳ năm 2015 số ca mắc tăng gấp 3 lần tính từ đầu năm đến thời điểm đó đã có hơn 45000 người mắc bệnh tập trung ở một số tỉnh đặc biệt là 4 tỉnh Tây Nguyên.
Bệnh xảy ra quanh năm, bùng phát mạnh nhất là vào mùa mưa từ tháng 8 đến tháng 11. Sốt xuất huyết không lây lan qua đường hô hấp hay tiếp xúc giữa người với người mà là do muỗi Aldes (muỗi vằn). Muỗi có màu đen, thân và chân có những khoảng trắng thường đốt người vào ban đêm và chỗ tối. Loại muỗi này sống trong và xung quanh nhà, thích đẻ trứng ở trong ao tù, chum, vại, bụi rậm.
Dấu hiệu mắc sốt xuất huyết:
Sốt kéo dài 2-7 ngày khó hạ sốt, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, đau bụng, thân nhiệt bất thường, chân tay lạnh, chảy máu cam, đi cầu ra phân đen, xuất hiện các chấm sốt xuất huyết ngoài da, đặc biệt là không có dấu hiệu ho, sổ mũi.
Biện pháp phòng chống sốt xuất huyết:
Hiện nay sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chưa có vắc xin phòng ngừa. Bệnh dễ lây lan thành dịch, lây ra một cộng đồng lớn, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, công việc lao động rất khó điều trị, chăm sóc. Bất kể người già, trẻ em, người trưởng thành đều mắc phải, do đó sốt xuất huyết không phải chuyện của riêng ai, mọi người cùng phải hành động phòng chống thì mới có thể tiêu diệt triệt để được. Cách phòng bệnh tốt nhất là diệt muỗi bọ gậy hay lăng quăng và chống muỗi. Chỉ bằng những hành động thiết thực đơn giản mỗi tuần, mỗi ngày.
-Cần buông mùng đầy đủ trước khi ngủ kể cả ban ngày, ban đêm.
-Rèm, gối, chăn, màng cần được tẩm hóa chất để hạn chế muỗi và diệt muỗi.
-Thường xuyên kiểm tra, diệt lăng quăng trong các dụng cụ sinh hoạt bằng cách cọ rửa thay nước các đồ dùng đựng nước.
-Thả cá vào các bể chứa nước để tiêu diệt bọ gậy.
-Đậy kín các chum, vại, lu, chứa nước không cho muỗi đẻ trứng. Nếu để không thì đây là môi trường mà muỗi có điều kiện sinh sản phát triển.
-Hạn chế hoạt động ở những nơi môi trường tối tăm, ẩm thấp, ao tù, nước đọng.
-Vệ sinh nhà ở sạch sẽ thoáng mát, không treo quần áo bừa bãi là nơi trú ngụ của muỗi.
-Thu gom đồ phế thải quanh nhà, chai lọ vỡ, lốp xe hỏng, hốc nước tự nhiên không để cho lăng quăng phát triển nguy cơ lan truyền bệnh sốt xuất huyết.
Xem thêm: Bí kíp chọn rau không hóa chất
-Sử dụng công cụ diệt muỗi như vượt điện, đèn diệt muỗi, nhang xua muỗi, bình xịt côn trùng.
-Mặc quần áo tay dài hạn chế muỗi đốt.
-Phát quang bụi rậm, cây cối xung quanh nhà.
-Không vứt rác bừa bãi.
-Bỏ muối vào các chén nước kệ chén, giường tủ, chân chạn bát, cho thêm cát vào lọ hoa.
-Chính quyền địa phương, các cấp, các công ty, xí nghiệp, cơ quan cần chỉ đạo việc cải tạo môi trường, tổng vệ sinh toàn khu, khai thông cống rãnh, các vũng nước bãi rác, phát động phong trào vệ sinh phòng bệnh.
-Tích cực phối hợp nghành y tế với chính quyền trong các đợt phun thuốc chống dịch.
-Đến ngay các trạm y tế, bệnh viện khi nghi ngờ mắc bệnh sốt xuất huyết, khi có người mắc bệnh sốt xuất huyết cần đưa ngay đến bệnh viện, không nên điều trị tại nhà.
-Báo ngay với các cơ quan y tế khi phát hiện ra người mắc bệnh sốt xuất hiện hạn chế thành dịch, khi thành dịch cần phun thuốc trên phạm vị rộng tăng cường biện pháp phòng chống dịch lan nhanh.
Mong rằng những kiến thức trên giúp bạn phòng chống tránh xa được dịch bệnh sốt xuất huyết cho bản thân gia đình và cả mọi người xung quanh.
Tìm hiểu thêm về: Bệnh lao phổi