Không có tài sản nào quý bằng trí thông minh, không có gì lớn hơn học hỏi và hiểu biết. Kho tàng tri thức là vô tận, kiến thức khoa học là mãi mãi, thế giới tiến bộ đến đâu thì khoa học và y tế sẽ theo đến đó. Vì thế việc tiếp thu kiến thức không bao giờ là thừa cả, học cho hôm nay vận dụng cho cả ngày mai.
Kiến ba khoang hay còn gọi là kiến cong, kiến kim, khiến gạo, thuộc họ bọ cánh cụt có tên khoa học là Paederus fuscipes, có thân mình nhọn dài như hạt thóc từ 1-1,2 cm, đầu nhỏ có 2 râu đơn, có 3 đôi chân, thon nhọn về đuôi, nhìn rất giống kiến nên hay gọi là kiến ba khoang, bay và chạy rất nhanh, bụng có nhiều đốt chia làm 3 khoang với 2 loại màu đen và màu cam xen kẽ nhau, vùng bụng và trên đầu màu đen vùng giữa phát quang ngũ sắc đi kèm đôi cánh cứng. Trong cơ thể của nó chứa dịch Pederin là một loại chất độc gây phỏng da hay gây rộp sinh ra viêm da với tiếp xúc với dịch này.
Contents
Nơi sống của kiến ba khoang:
Chuyên đi ăn thịt các loại côn trùng khác như rầy, rệp thường sống ở các vườn cây, ruộng lúa, cỏ mục, các bãi rác thải hay các công trình đang xây dựng. Thường hoạt động vào ban đêm và hay xuất hiện nhiều vào mùa mưa, nhất là khi ngập úng không có nơi cư trú nhất là những nơi có ánh sáng chúng bay đến đó vào đậu vào bất cứ vị trí nào phù hợp như quần áo, giường chiếu, chăn màn trong nhà.
Các triệu chứng khi bị kiến ba quang cắn:
-Thường hay bị ở những vùng da hở như: mặt, cổ, tay, chân, vai, gáy
-Trong vòng 6-8 h sau khi bị kiến cắn da bắt đầu xuất hiện những dát đỏ, thành vệt, trên có mụn nước to nhỏ không đều 1-5mm, dần chuyển thành mũ có vùng hơi lõm màu vàng nâu, dễ lây lan ra vùng da lành nếu ngứa ngãi quệt dịch độc lan ra, tổn thương cả 2 mặt nếp gấp.
-Sau 12-24 h da có cảm giác ngứa bỏng rát, phồng rộp, ở trẻ em nếu bị nặng sẽ gây ra sốt nhẹ thậm chí nổi hạch lân cận.
-Sau 3 ngày vết bỏng bong vảy.
-Sau 5-7 ngày vảy bỏng đã hết nhưng vẫn còn rát nhất là khi tiếp xúc với nước, và để lại sẹo thâm.
-Nếu tổn thương ở gần mắt có thể gây sưng húp cả 2 mắt 2,3 ngày sau mới đỡ, nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến loét.
Các bệnh có dấu hiệu tương tự:
Cách xử trí khi bị kiến ba khoang cắn:
Đừng nhầm lẫn giữa vết thương do bị kiến ba quang cắn với một số bệnh ngoài da như Zona thần kinh hay bệnh giời leo. Khi phát hiện bị kiến cắn cần hành động ngay:
-Tuyệt đối không được dùng tay trần để bắt và giết nó rất dễ bị dính dịch tế bào trong cơ thể kiến, hãy thổi chúng ra xa hoặc dùng vật nhẹ nào đó cho nó bò ra khỏi người.
-Dù có ngứa rát cũng không được gãi, không tiếp xúc với vết thương vì sẽ làm lở loét hở vết thương, lây lan mụn nước ra vùng da lành gây nhiễm trùng rất nguy hiểm.
-Cần sơ cứu nhanh bằng cách rửa bằng cồn 70, 90 độ hoặc rửa bằng nước sạch và xà phòng thật kỹ để giảm nổi bọng nước, hay nước muối sinh lý để trung hòa chất tiết côn trùng.
-Tùy theo mức độ bệnh mà điều trị khác nhau nhẹ chỉ cần sát trùng, trung bình hoặc nặng thì phải bôi thuốc dịu da, uống kháng histamin, uống kháng sinh khi có dấu hiệu bội nhiễm. Chú ý nên rửa tay sạch với xà phòng trước khi bôi thuốc.
Biện pháp phòng tránh kiến ba khoang
– Để hạn chế côn trùng bay vào nhà cần hạn chế mở cửa, bật đèn vì rát dễ hút côn trùng nhất là những nơi gần cây cối, cánh đồng.
-Tránh đứng dưới bóng điện đường, đèn nơi công cộng, đèn nơi công viên vì kiến ba khoang rất hay bay tới nơi có đèn sáng.
-Ngủ trong màn, giũ mạnh quần áo trước khi mặc, mặc quần áo dài tay khi đi ra ngoài nhất là những nơi rậm rạp, nhiều bóng đèn, gần các công trình đang xây dựng.
-Vệ sinh môi trường sạch sẽ, phát quang bụi rậm, phát quang bụi rậm xung quanh nhà hạn chế nơi trú ẩn của kiến.
Hãy nhìn xuống để cảm thấy ta còn may mắn hơn bao nhiêu người và hãy nhìn lên để biết ta còn phải cố gắng nhiều hơn nữa. Học hỏi tiếp thu kiến thức không bao giờ là dư thừa cả, cảm ơn bạn đọc đã quan tâm bài viết trên, hi vọng bạn sẽ có 1 kinh nghiệm vững chắc trong việc xử trí và phòng chống vết thương do kiến ba quang gây ra.
Tham khảo: Phân biệt bệnh Zona và giời leo