Bướu cổ là một trong những bệnh lý về tuyến giáp khá phổ biến trong cuộc sống phát sinh ở tổ chức tuyến giáp mà dẫn đến việc tăng thể tích bất thường. Tuyến giáp là một tuyến có hình con bướm nằm ở đáy của cổ.
Nhân chứng sữa non alpha lipid đã cải thiện được bệnh bướu cổ của bản thân nhờ sử dụng sữa non alpha lipid chỉ trong một thời gian ngắn:
Contents
Nguyên nhân gây bệnh bướu cổ:
Bệnh bướu cổ có thể do vấn đề nội tiết tố bên trong của người bệnh hoặc do ảnh hưởng từ chế độ ăn uống và môi trường sống bên ngoài.
-Bệnh xuất hiện ở nhiều đối tượng từ trẻ em, người già, người trưởng thành nhưng từ độ tuổi 50 trở lên nguy cơ mắc cao hơn, xuất hiện ở cả nam lẫn nữ nhưng thường hay gặp ở phụ nữ hơn. Trung bình cứ 3 phụ nữ mắc bệnh mới có một nam giới, người trong vùng nội địa đặc biệt như vùng núi có nguy cơ mắc bệnh cao.
-Thiếu Iốt trong chế độ ăn làm tuyến giáp không đủ nguyên liệu để sản xuất, dẫn đến tuyến yên tăng tiết giáp tố TSH khiến các tế bào nang tuyến phình ra. Đây là nguyên nhân chính gây ra bệnh bướu cổ.
-Chế độ ăn uống chưa hợp lý, bổ sung thiếu Iốt nhất là hay ăn các thực phẩm có chứa các chất ức chế hormon tuyến giáp như súp lơ, cải bắp.
-Tiếp xúc với các phương pháp điều trị phóng xạ, ức chế miễn dịch, thuốc tim, thuốc tâm thần, thuốc kháng virut làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
-Di truyền từ người thân trong gia đình có tiền sử mắc bệnh.
-Rối loạn bẩm sinh trong sinh tổng hợp hormon giáp.
Phân loại bướu cổ:
Dựa vào hình thể và chức năng bệnh bướu chia làm :
+Bướu tuyến giáp :bướu cổ đơn thuần khó phát hiện, ít ảnh hưởng đến nồng độ hormon trong tuyến giáp, có thể tự khỏi hoặc khỏi sau khi điều trị nội khoa.
+Bướu cường giáp:
- đơn nhân: bướu phát triển từ từ di chuyển theo nhịp nuốt, có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
- đa nhân: có thể phát hiện ra ngay từ đầu, phì đại tuyến giáp làm xuất hiện nhân. Nếu không điều trị kịp thời dễ gây di căn dẫn đến tử vong.
Triệu chứng bệnh bướu cổ:
-Bướu lúc mới hình thành nhỏ, mặt bóng, về sau to lên, cứng thành cục, bề mặt có tĩnh mạch nổi còng queo. Cổ sưng to bất thường có cảm giác vướng víu ở cổ họng gây mất thẩm mỹ, đau cổ, khó nuốt, khó thở, nói chậm, trường hợp bướu to sẽ gây hiện tượng chèn ép gây khàn giọng, ung thư rất dễ xâm nhập dây thanh quản.
-Thay đổi trọng lượng đột ngột: những người mắc bệnh bướu cường giáp cân nặng xuống đột ngột mặc dù chế độ ăn vẫn không thay đổi, ngược lại người mắc bệnh bướu tuyến giáp tăng cân.
-Tóc dễ rụng và hay mỏng đi: hormone tuyến giáp tiết ra ít làm chiều nang tóc không phát triển, gián đoạn chu kỳ tăng trưởng tóc, làm tóc yếu hơn dễ gãy rụng.
-Tâm trạng chán nản, lo lắng, bồn chồn: tuyến giáp hoạt động yếu đi dẫn đến rối loạn trang cơ thể, làm hormone serotonin não bị giảm sút gây cảm giác chán nản,buồn phiền.
-Da mặt xấu đi, da khô ráp, da nhám, da lạnh: tuyến giáp hormone ít đi làm kết cấu da bị ảnh hưởng, lượng mồ hôi tiết ra giảm đi, thiếu độ ẩm làm da xấu đi.
-Nhịp tim có lúc nhanh lúc chậm ảnh hưởng đến sức bơm máu từ tim làm cho tim hoạt động quá tải dễ dẫn đến tăng huyết áp.
-Đầu óc mơ hồ kém minh mẫn, giảm trí nhớ, bướu ảnh hưởng đến nội tiết tố estrogen làm suy giảm ham muốn tình dục, phụ nữ dễ lãnh cảm thay đổi rối loạn kinh nguyệt.
-Đau nhức xương khớp, cơ bắp: tuyến giáp sản xuất quá ít hormone gây tổn hại dây thần kinh, cản trở lượng kích thích tố đến các chi không đầy đủ gây đau, run rẫy tay, chân, cơ thể ra mồ hôi, hay có cảm giác rùng mình.
-Lưỡi to, phù mặt, đau trước vùng ngực, da tái nhợt, hay có cảm giác mệt mỏi, mất ngủ, mắt lòi hay rát, sưng đỏ.
Dinh dưỡng cho người bướu cổ:
Bướu cổ gặp trên nhiều đối tượng từ trẻ em, người trưởng thành và cả người già đặc biệt phụ nữ là đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Việc điều trị bệnh gặp nhiều khó khăn và phải theo dõi trong một thời gian dài, gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, ngoại hình và cả chất lượng công việc của người bệnh. Có một chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp việc điều trị hiệu quả hơn đồng thời ngăn ngừa bệnh bướu cổ.
-Bổ sung Iốt: thiếu Iốt là nguyên nhân chính gây ra bệnh bướu cổ chèn ép khí quản, thực quản gây khó nuốt, khó thở cho người bệnh vì thế cần bổ sung đầy đủ Iốt để sản sinh hormon tuyến giáp từ:
+ Hải sản: như tôm, cua, ngêu, sò, hải tảo, rong biển, tảo biển, … chứa hàm lượng Iốt tự nhiên, omega-3, kẽm, vitamin B, Selen rất tốt giúp ngăn ngừa và đẩy lùi sự phát triển của bướu. Những người ở vùng núi cao cần bổ sung đầy đủ Iốt vì những thực phẩm sử dụng hằng ngày rất ít Iốt, tuy nhiên không phải ai cũng bổ sung đầy đủ Iốt vào chế độ ăn của mình. Chú ý vẫn nên dùng Iốt với một lượng vừa phải tránh làm cho các triệu chứng rối loạn tuyến giáp trở nên tồi tệ hơn.
+ Khoai tây: là loại quả chứa nhiều Iốt mà ít người biết đến. Lớp vỏ khoai tây chứa nhiều Iốt khi chế biến cần giữ lại. Chú ý không nên ăn khoai tây mọc mầm vì gây ngộ độc cho cơ thể.
+Sản phẩm chế biến từ sữa: như pho mát, sữa chua có hàm lượng Iốt cao tác dụng ngăn ngừa đẩy lùi bướu cổ. Ngoài ra còn bổ sung thêm Protein, lợi khuẩn, vitamin B cải thiện hệ tiêu hóa, kích thích cảm giác ăn giúp ăn ngon miệng.
+Các loại hạt như: đậu tây, đậu xanh, đậu tây, đậu hà lan chứa hàm lượng Iốt dồi dào, và chất xơ tốt cho cơ thể. Hạt điều, hạt bí bổ sung Magiê, Kẽm, Đồng, protein thực vật, vitamin giúp tuyến giáp hoạt động trơn hơn tốt cho tuyến giáp.
-Bổ sung vitamin A từ cá biển: Thiếu Vitamin A cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh bướu cổ làm rối loạn hormon ở tuyến giáp. Do đó cần ăn nhiều cá biển béo, giàu Vitamin A như: cá thu, cá ngừ, cá hồi, cá bơn, cá trích, cá tuyết, …tốt nhất nên ăn cá được đánh bắt tự nhiên.
Xem thêm: Giải pháp bổ sung vitamin hiệu quả bằng sữa non alpha lipid
-Rau quả có màu vàng sẫm, xanh sẫm: tốt nhất là nên sử dụng trái cây tươi, rau củ luộc sơ.
+ Các loại quả có màu cam hay vàng như: quýt, cam, khoai lang, cà rốt, dứa, kiwi, đu đủ, …
+ Các loại rau màu sẫm như: rau diếp cá, cải xoong, rau bó xôi và rau lá xanh là nguồn thực phẩm tuyệt vời và giàu magiê và khoáng chất, vitamin và senevol đóng góp phần hữu ích vào quá trình trao đổi chất hoạt động của tuyến giáp.
-Bổ sung thêm Selen: từ các loại thực phẩm như nấm, tôm, cá ngừ, cá hồng, giúp điều tiết việc sản sinh T3.
-Tăng cường kẽm, đồng, sắt: từ rau mồng tơi, gan, củ cải, …đây là các chất vi lượng cần thiết cho tuyến giáp, tăng TSH kích thích sản sinh hormon tuyến giáp.
– Dầu dừa: rất tốt cho người thiểu năng tuyến giáp bổ sung các chuỗi axit béo trung bình giúp tăng cường trao đổi chất và có tác dụng giảm cân.
Các loại thực phẩm cần tránh: Một số loại thức ăn có hại cho tuyến giáp nên bạn cần hạn chế những thực phẩm này:
-Hạn chế các thức ăn chứa nhiều tinh bột, các thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh chế biến sẵn chứa nhiều dầu mỡ chất béo cao làm giảm việc sản xuất thyroxin của tuyến giáp.
-Loại rau có màu trắng như: bắp cải trắng, súp lơ, cải bruxen, cải bẹ trắng chứa isothiocyanate gây ảnh hưởng xấu đến tuyến giáp nhất là khi ăn sống.
-Sản phẩm chế biến từ đậu nành: như sữa đậu nành, đậu phụ, nước tương, … chứa isoflavone cản trở khả năng hấp thụ I ốt giảm khả năng hoạt động của tuyến giáp.
-Thực phẩm giàu Gluten: Gluten là một loại protein được tìm thấy trong lúa mỳ, lúa mạch có thể kích hoạt phản ứng tự miễn trong cơ thể tăng nguy cơ mắc bệnh suy giáp hay cường giáp.
-Hạn chế ăn các thức ăn ngọt chứa nhiều đường nhân tạo: khi hoạt động của tuyến giáp suy yếu dẫn đến việc chuyển hóa năng lượng giảm đi gây tăng cân ảnh hưởng đến tuyến giáp.
Cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý đồng thời giữ cho tinh thần lạc quan, vui vẻ để ngăn ngừa và nhanh chóng khỏi bệnh. Sử dụng thêm sữa non alpha lipid để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể giúp hỗ trợ điều trị nhanh chóng bệnh tật và có sức khỏe lâu bền về sau.