Tâm hồn trẻ thơ

Trẻ em bắt chước rất nhanh

Trẻ em bắt chước rất nhanh

Trẻ em đặc biệt là những em trong  độ tuổi mầm non, tiểu học luôn hồn nhiên vô tư, nhìn nhận vấn đề đơn giản, buồn đấy khóc đấy rồi lại nhoẻn miệng cười, chưa ý thức được hành động của bản thân, vẫn như một trang giấy trắng tinh không hề có một vết nhơ, sự dạy dỗ của cha mẹ và những bài giảng của thầy cô và mối quan hệ với người xung quanh là nền tảng để trẻ vẽ lên bức tranh cuộc đời của mình đẹp đẽ tươi sáng hay xấu xí,  nó hình thành cả nhân cách một con người của xã hội.  Hãy giáo dục trẻ đúng cách đừng làm tờ giấy ấy bị hoen mờ đi. Trẻ em luôn có nhiều thắc mắc, câu hỏi cần được giải đáp, rất thích bắt chước, làm theo những việc người lớn làm, đấy là cách học tập mà trẻ tiếp thu nhanh nhất, người lớn làm việc đúng thì không sao nhưng làm việc sai thì lại tiêm nhiễm thói xấu vào đầu trẻ ngay từ lúc nhỏ hình thành một thói quen xấu rất khó sửa được.

Trẻ em như tờ giấy trắng

Con bắt chước mẹ

Con bắt chước mẹ

-Một bà mẹ chở hai con đi học vào buổi sáng nhưng lại không đội mũ bảo hiểm. Đứa bé trước khi ngồi lên xe hỏi mẹ: “Không đội mũ bảo hiểm là không đúng mà mẹ” nhưng bà mẹ gắt lên: “Con toàn vẽ chuyện, giờ này làm gì có công an, không đội một lần cũng có sao đâu” Vậy mà bình thường mẹ dạy phải tuân theo luật giao thông để an toàn.

-Cậu bé ngồi làm bài tập cả buổi nhưng không giải được hỏi bố nhưng ông bố đang bận xem bóng đá bảo con: “Mở sách giải ra chép đi để nộp cho cô bố đang bận” Vậy mà thường ngày bố bảo phải tự mình nổ lực, phải trung thực.

-Hai mẹ con cùng nhau đi dạo công viên, cô bé nhìn thấy một ông lão ăn xin già ốm mù mắt nằm bên đường đứng chần chừ níu áo mẹ “Mẹ ơi cho ông cụ một ít tiền đi, nhìn ông tội nghiệp quá” bà mẹ rút từ trong túi ra một đồng bạc lẽ nhăn nheo ném vào cái nón của ông ăn xin rồi kéo cô bé đi không thèm ngoảnh mặt lại nói “Lần sau con thấy những người ấy thì tránh xa ra họ không có tốt lành gì.”  Thế mà ngày thường mẹ nói rằng là phải biết thương người giúp đỡ người khác.

Dạy con không phải chỉ nói bằng lời mà quan trọng là cả hành động của bậc làm cha làm mẹ, chỉ những việc nhỏ chính sự thờ ơ vô tâm vô trách nhiệm của bạn trong một phút giây nào đó đã làm xấu đi đầu óc của trẻ. Người lớn hãy viết lên đó những điều tốt đẹp bằng chính lời nói và hành động của mình.

Bạn cần quan tâm đến: Cách dạy con của người nhật

Thay vì chọn các đồ chơi bổ ích cho con như  xếp hình, lắp ghép tranh, đọc truyện tranh, … để phát triển trí não tư duy thì các ông bố bà mẹ ít quan tâm đến vấn đề này chọn cho con mình các đồ chơi bạo lực đang phổ biến trên thị trường như: súng, kiếm, … sẽ khiến trẻ muốn hóa thân thành những anh hùng như trong phim ảnh, ảnh hưởng đến tính tình sau này, trẻ luôn hiếu thắng chỉ muốn dùng bạo lực với người khác. Hiện nay nhiều bậc phụ huynh để con chơi một mình với điện thoại, con khóc cũng đưa điện thoại thay vì cho bé xem các chương trình hoạt hình trên ti vi, ánh sáng của màn hình điện thoại không tốt cho mắt của bé, chơi nhiều trò chơi điện thoại từ bé dẫn đến việc nghiện game sau này. Xin các bậc phụ huynh hãy cẩn trọng trong việc quyết định chọn lựa đồ chơi cho con mình đừng viết hoài lên trang giấy những dòng chữ vô nghĩa.

Trẻ em không còn như tờ giấy trắng

Trẻ bắt chước

Trẻ bắt chước

Khi trẻ lớn lên ít nhiều cũng có hiểu biết hơn, có suy nghĩ và quan trọng nhất vẫn có quyền làm chủ lựa chọn của bản thân. Trẻ em là tờ giấy trắng nhưng không phải từ giấy nào cũng giống y chang nhau, mỗi tờ là một bức tranh riêng có một vẻ đẹp riêng hãy để nó đẹp theo cái đẹp tự nhiên đừng ép buộc. Nhiều phụ huynh có xu hướng áp đặt cho con mà không theo ý thích của trẻ, không quan tâm đến việc con mình muốn gì, thích gì, nghĩ gì. Ngay từ nhỏ đã bắt học ngày học đêm, học cạnh tranh, học vào trường điểm, lớp chọn, học phải giỏi nhất hơn bạn bè thì bố mẹ mới hài lòng, học đến nỗi mà không có thời gian chơi, đánh mất cả tuổi thơ, lựa chọn bạn bè mà chơi đến mức không có cả bạn, dần dần trẻ rơi vào tình trạng tự kỷ không tiếp xúc với ai. Họ nghĩ đó là việc làm tốt cho con nhưng việc yêu thương con như thế là sai cách là phá hoại đi cuộc đời của con, lâu dần trẻ quên đi cả ước mơ sở thích, ức chế kiềm nén lâu ngày dẫn tới nhàm chán, chán cả cuộc sống. Trẻ em cũng có quyền được bình đẳng được tôn trọng, đã có suy nghĩ không phải hành động theo người khác như lúc nhỏ. Vì thế thay vì áp đặt trẻ thì  thông qua hoạt động hàng ngày hãy tìm hiểu cá tính, sở thích, năng khiếu của trẻ rồi mới bồi dưỡng, tôn trọng sự phát triển nhân cách của trẻ, khuyến khích trẻ nói lên suy nghĩ của mình, đừng gây áp lực thành tích cho trẻ.

Nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ

Con bắt chước cha

Con bắt chước cha

Thế giới quan của trẻ phụ thuộc rất nhiều vào môi trường mà trẻ được nuôi dưỡng. Trẻ học được nhiều thứ từ thế giới xung quanh, mở mang đầu óc, sự sáng tạo thông qua việc đọc sách, nghe nhạc. Cùng trẻ đọc sách phát triển thế giới quan nhiều màu sắc phong phú, hình minh họa,  giúp trẻ phân biệt được điều xấu điều tốt qua từng mẫu truyện xây dựng thói quen cho trẻ một cách tự nhiên, trẻ tiếp thu một cách tự nhiên vui vẻ thoải mái và hiệu quả nhất. Cho trẻ nghe những bài hát vui tươi phù hợp với lứa tuổi có tác dụng tốt với tinh thần trí não của trẻ. Cho trẻ cảm nhận tiếp xúc với môi trường xung quanh, quan sát cảm nhận không khí, những nét đẹp từ cuộc sống, tạo thói quen dạn dĩ trong giao tiếp, trẻ sẽ thường đặt ra rất nhiều câu hỏi “vì sao” từ đó càng học hỏi được nhiều kiến thức về thiên nhiên khơi dậy khả năng khám phá cuộc sống, cảnh vật.

Việc giáo dục cho trẻ rất cần sự kiên nhẫn và sự tinh tế. Cha mẹ hãy dành thời gian gian để nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ để trẻ vẽ nên bức tranh tươi đẹp nhé. Dùng sữa non alpha lipid lifeline cho trẻ và gia đình hàng ngày để cả nhà có sức khỏe tốt, năng động trong cuộc sống hiện đại nhé!

Tìm hiểu thêm: Cách chăm sóc bé trong 1 tháng đầu sau sinh

Đánh giá bài viết này