ĐỪNG NHẦM LẪN GIỮA TRÚNG GIÓ VÀ ĐỘT QUỴ

Khi một người khỏe mạnh mà đột nhiên té nằm xuống, sờ thấy nóng sốt thì gọi là trúng gió, còn nếu sờ thấy lạnh hay bình thường thì nên nghĩ đến đột quỵ.

Mẹo đơn giản gọi tắt STR để nhận biết 2 bệnh trên:

-S (smile) yêu cầu mỉm cười. Người bị đột quỵ không thể mỉm cười.

-T (talk) yêu cầu nói chuyện. Người bị đột quỵ không thể nói  hoặc nói không tròn tiếng.

-R (raise both arms) yêu cầu giơ 2 cánh tay lên. Người bị đột quỵ không thể nâng 2 cánh tay lên hoặc chỉ nâng được 1 bên.

Phân biệt đột quỵ và trúng gió

Phân biệt đột quỵ và trúng gió

 

Đột quỵ là một trong những căn bệnh vô cùng nguy hiểm là nguyên nhân tử vong đứng thứ 3 trên thế giới sau bệnh ung thư, tim mạch, thậm chí nó còn có thể cướp đi sinh mạng của con người chỉ trong vòng vài tiếng đồng hồ và con số người mắc đột quỵ ngày càng tăng lên nhất là thời buổi con người ít vận động tiếp xúc nhiều với môi trường ô nhiễm cộng với việc chịu nhiều stress cuộc sống công việc. Theo quan niệm dân gian từ trước giờ thì có rất nhiều người nhầm lẫn giữa trúng gió và đột quỵ chính vì thế khi phát bệnh không điều trị kịp thời dẫn đến nhiều cái chết đáng tiếc. Vì vậy việc nhận thức về đột quỵ và trúng gió, cách phân biệt chúng là một đề tài sức khỏe đáng được chú ý mà người đọc cần quan tâm tìm hiểu.

Theo giáo sư Nguyễn Lân Việt chủ tịch Hội Tim mạch học Việt Nam cho biết bản chất trúng gió và đột quỵ là 2 loại bệnh khác nhau mang 2 mức độ nguy hiểm khác nhau nhưng có 1 vài biểu hiện lại giống giống tựa nhau vì thế có rất nhiều người dễ nhầm lẫn. Không phải người nào cũng có thể phân biệt được trúng gió và đột quỵ.

Phân biệt giữa đột quỵ và trúng gió:

Trúng gió là gì?

Trúng gió

Trúng gió

“Theo tiến sĩ Nguyễn Văn Chi, Phó Trưởng khoa Cấp cứu A9 Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) trong dân gian có khái niệm trúng gió để chỉ tình trạng bất thường về sức khỏe một cách đột ngột.” khiến cho người đó bị nhiễm lạnh và bị cảm cúm.

Đột quỵ là gì?

Đột quỵ

Đột quỵ

Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch quỵ não là tình trạng lượng máu đưa máu lên não bị gián đoạn đột ngột do mạch máu bị tắc nghẽn, làm máu không được đưa đến các tế bào não và khu trung ương thần kinh làm giảm chức năng thậm chí chết não, được chia làm 2 dạng chính là nhồi máu não (tắc mạnh) và xuất huyết não (vỡ mạch)

Khẳng định lại: Đột quỵ và trúng gió mang 2 bản chất khác nhau, không phải là một bệnh.

Thật ra bởi vì những người bị trúng gió cũng là đối tượng có nguy cơ đột quỵ cao vì thế dẫn đến có rất nhiều người nhầm lẫn giữa trúng gió và đột quỵ.

Dấu hiệu:

-Trúng gió:

thường gặp vào những lúc giao mùa, thời tiết lạnh, sau tắm thấy lạnh hay lúc nửa đêm ngủ đi vệ sinh. Nguyên nhân gây ra trúng gió là do hệ thần kinh đối giao cảm hoạt động quá nhiều, mạch máu giãn nở cộng với huyết áp giảm là cho cơ thể nhiễm lạnh đột ngột, mệt mỏi, xây xẩm, chóng mặt, đau đầu, nhiệt độ cơ thể thất thường lúc nóng lúc lạnh, đau bụng, nôn ói, đau nhức cơ thể thậm chí có thể bị liệt dây thần kinh ngoại biên gây méo mặt (liệt dây thần kinh ngoại biên), té xỉu nhưng sau khi nằm xuống nghỉ ngơi, xoa dầu, cạo gió “đánh cảm” uống cốc trà gừng, máu sẽ lưu thông lên đầu lại và khỏe như bình thường. Nó không có dấu hiệu rối loạn ngôn ngữ hay rối loạn vận động.

Lưu ý: Trong một vài trường hợp ngất xỉu tạm thời là giai đoạn đầu của đột quỵ vì thế khi ngất xỉu rất dễ cho rằng đó là đột quỵ. Tốt nhất trong trường hợp này nên đưa người bệnh đến bác sĩ để được chuẩn đoán đúng bệnh điều trị kịp thời.

-Đột quỵ:

là tình trạng nguy hiểm liên quan đến lượng máu đưa lên não với nhiều biểu hiện lâm sàng khác nhau từ nặng đến nhẹ:

mắt mờ, thị lực giảm, chóng mặt kèm theo mất thăng bằng, mất phối hợp động tác

+nhẹ: bỗng dưng hơi đầy lưỡi, nói hơi ngọng, liên quan đến một nhóm cơ như: khó khăn trong cầm nắm vật, rất hay làm rơi vật.

+nặng: rối loạn ngôn ngữ, mất tiếng, không nói được, mất trí nhớ, tê một nhóm cơ như: liệt nửa người, hôn mê thậm chí tử vong.

Bệnh vô cùng nguy hiểm, nguy hiểm không chỉ là bệnh của người cao tuổi mà ngày càng xảy ra ở người trưởng thành thậm chí một số ít trường hợp ở trẻ em chưa đến 10 tuổi, người mắc bệnh huyết áp, tim mạch, phổi, tiểu đường là đối tượng rất dễ bị đột quỵ

Lưu ý: Chúng ta không nên xoa dầu, cạo gió, giật tóc mai, nặn chanh, chích máu, bế thốc người bệnh dậy vì những việc này chỉ vô tình làm cho tình trạng bệnh nặng thêm. Tốt nhất là lập tức gọi cấp cứu, đồng thời cần có các biện pháp cấp cứu bệnh nhân tại chỗ như: để bệnh nhân nằm yên, đầu hơi nâng lên, đảm bảo đủ oxy cho tim và não. Nếu bệnh nhân được đưa đến trạm y tế chữa trị trước 3 giờ thì hiệu quả điều trị tốt, đây được xem là mốc thời gian vàng, nếu sau 3-4 giờ đầu từ khi khởi phát đột quỵ thì hiệu quả điều trị giảm đi rất nhiều.

Tham khảo: Sữa non alpha lipid ch người bị tai biến

Đánh giá bài viết này