Tiểu đường là một căn bệnh phổ biến trong xã hội hiện nay do cơ thể thiếu hoặc không có nội tiết tố insulin. Nó ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đến chất lượng của sống của bản thân người bệnh, gia đình và xã hội. Tiểu đường gây ra nhiều biến chứng như mắt mờ, tai điếc, sức đề kháng cơ thể yếu đi, máu khó đông, lâu ngày dẫn đến tổn thương thần kinh trí nhớ kém, tổn thương thận, các bệnh lý về tinh mạch huyết áp. Nhưng giờ đây đã có một tin vui cho người mắc bệnh là tiểu đường có thể kiềm hãm bằng một chế độ ăn kiêng hợp lý. Việc ăn uống đúng cách cùng với kết hợp với sự điều trị của bác sĩ là một cách chữa bệnh hữu hiệu. Tùy theo mức độ bệnh, cơ địa mà chế độ dinh dưỡng của mỗi người là khác nhau. Dưới đây là những lời khuyên giúp bạn kiểm soát được bệnh tiểu đường mà vẫn có thể thưởng thức các bữa ăn yêu thích của mình:
Thực phẩm cho người tiểu đường
Chia sẻ của chuyên gia tư vấn tiểu đường Việt Nam về chế độ ăn điều trị tận gốc bệnh tiểu đường, không dùng thuốc tây và cơ sở khoa học trong điều trị bệnh tiểu đường của Thạc sĩ Bác sĩ Hoàng Hiệp:
– Ăn nhiều chất xơ, mỗi ngày cần cung cấp khoảng 400 gram. Các chất xơ giúp làm giảm đỉnh cao của đường, sau khi ăn kéo dài sự hấp thu đường, có tác dụng giữ nước. Đồng thời cần cung cấp thêm trái cây củ quả tươi sống như táo, lê, đu đủ, bưởi, cam, quýt, chuối, tránh xa các trái cây ngọt như: nho, xoài, nhãn, … vừa bổ sung các chất dinh dưỡng cho cơ thể như vitamin, muối khoáng, khoáng chất, …vừa làm giảm quá trình lão hóa, cung cấp lượng đường chậm, giúp cho lượng đường trong máu không quá cao, đồng thời còn kiểm xoát được lượng đường trong máu.
-Hạn chế thức ăn ngọt, chiên xào, nhiều dầu mỡ, các thức ăn nhanh, thức ăn chế biến đóng gói sẵn chứa nhiều chất bảo quản, phương pháp chế biến thức ăn tốt nhất là luộc, nướng, hầm, …
-Những người bị tiểu đường thường có cảm giác thèm ăn nhưng không nên ăn no mà nên chia bữa ăn chính thành nhiều bữa ăn nhỏ, đặc biệt không được bỏ bữa sáng và ăn ít vào bữa tối.
Tham khảo: Sữa non alpha lipid rất tốt cho người cao huyết áp
-Tập thói quen ăn chậm để thức ăn dễ tiêu hóa, tạo cảm giác no hạn chế cảm giác thèm ăn.
-Lượng tinh bột mà cơ thể người bệnh tiểu đường tiêu thụ nên bằng 50%-60% người bình thường vì thế phải hạn chế tinh bột, khoai tây trắng và các loại ngũ cốc tinh chế như bánh mỳ trắng, ăn các loại ngũ cốc tự nhiên ít chế biến không pha trộn phụ gia như gạo lứt, khoai sọ, …
-Hạn chế thịt hộp, patê, xúc xích, ăn các thức ăn ít chứa chất béo có lợi cho sức khỏe như cá (cá mòi, cá chích), thịt gà không da, thịt nạt, lòng trắng trứng gà, các sản phẩm chế biến từ sản phẩm chế biến từ đậu.
-Người bị tiểu đường cần phải giảm lượng cholesteron mỗi ngày chỉ được cung cấp dưới 300mg hạn chế các chất béo bão hòa từ sữa, không dùng mỡ động vật hay dầu ăn qua chế biến nhiều lần nên dùng dầu ăn có nguồn gốc từ thực vật như bơ, dầu ô liu, dầu đậu nành, dầu mè, …
-Chất ngọt là nguyên nhân chính gây ra căn bệnh đái tháo đường, tăng thêm các biến chứng nghiêm trọng do vậy nên hạn chế hay loại bỏ hoàn toàn nước ngọt, nước có ga, bánh kẹo ngọt, giảm nước ép trái cây không quá một ly mỗi ngày.
-Không nên dùng các thức ăn có cồn hay các chất kích thích như bia, rượu, cà phê, trà, hay thuốc lá, …
-Chế độ ăn cụ thể để giữ cân nặng, hạn chế béo phì vì rất khó kiểm soát được bệnh tình, giữ vững lượng đường trong máu.
-Các thực phẩm hạn chế hay nên loại bỏ như: đường, mía, cà phê, trái cây đóng hộp, mức, chè, mỡ, hủ tiếu, bánh canh, bánh quy ngọt, cơm, mỳ xào thay vào đó là dùng các bánh mặn, đường dành cho người bị tiểu đường, …
Kết hợp vận động và bác tư vấn của bác sĩ giúp điều trị tiểu đường
-Kết hợp vận động tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, không nên vận động quá nặng vì sẽ tiêu hao rất nhiều năng lượng gây cảm giác thèm ăn mất nhiều sức. Tiểu đường là căn bệnh âm thầm dễ dẫn đến tim mạch, huyết áp, làm việc quá bận dễ dẫn đến bệnh tai biến.
-Dùng thuốc thường xuyên theo chỉ dẫn của bác sĩ nên đi khám định kì để kiểm tra lượng đường trong máu không được tự ý bỏ thuốc hay dùng thuốc quá liều vì sẽ có nguy cơ lượng đường tăng cao hơn dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng hơn.
Ngoài việc có một chế độ dinh dưỡng hợp lí kết hợp với rèn luyện thể thao lành mạnh cần kèm theo việc theo dõi chỉ số đường huyết giúp tìm hiểu được loại thức ăn nào tốt cho cơ thể giảm đường huyết và carbohydrate trong thực phẩm nhờ đó mà hạn chế. Cần có sự thông minh tinh tế trong việc lựa chọn thức ăn dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày của người bệnh tiểu đường. Trên đời không có gì vĩ đại bằng con người, trong con người không có gì vĩ đại bằng sức khỏe, hãy chăm sóc, giữ cho sức khỏe khỏe mạnh để tận hưởng một cuộc sống vui vẻ tràn đầy hạnh phúc.
Tìm hiểu thêm: Sữa non alpha lipid cho người bệnh tiểu đường