Cách chữa trị khi bị bỏng

Sơ cứu bỏng

Sơ cứu bỏng

Bỏng là một tai nạn rất dễ xảy ra trong cuộc sống chỉ cần một sai sót nhỏ nhiều khi cũng đã gây ảnh hưởng đến cả cuộc đời. Tùy từng nguyên nhân gây bỏng mà có các cách xử lý, sơ cứu vết bỏng khác nhau để tránh các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh.

Nguyên nhân gây bỏng:

Do tác động trực tiếp hay gián tiếp lên cơ thể gây các tổn thương khác nhau với nhiều nguyên nhân dẫn đến bỏng như: do nhiệt, lửa, do hơi nóng (canh nóng, nước sôi), do hóa chất (xăng, dầu), điện, …

Triệu chứng và nguy cơ người bị bỏng mắc phải:

-Đau rát ở vùng bị tổn thương

-Thay đổi cấu trúc, chức năng vùng bị tổn thương, nghiêm trọng hơn nữa gây tàn phế suốt đời hoặc dẫn đến tử vong cho nạn nhân.

-Vùng da bị bỏng biến dạng chuyển sang màu đỏ sẫm hoặc đen, có thể xuất hiện bọng nước sưng phồng tại vùng da bị bỏng.

+Bỏng ở vùng mắt có thể dẫn đến mù lòa

+Bỏng ở vùng mặt có thể bị phù nề dễ bị sẹo biến dạng.

+Bỏng ở khớp, bàn tay dẫn đến co cứng thậm chí có thể mất chức năng hoạt động.

+Bỏng ở vùng lưng, hậu môn thời gian lành vết bỏng kéo dài lâu do những vùng đó có nguy cơ nhiễm khuẩn cao.

+Bỏng điện có thể tổn thương nghiêm trọng đến nội tạng.

+Nếu nạn nhân hít phải khói, hơi nóng dễ gây bỏng đường hô hấp gây tắc nghẽn suy hô hấp rất dễ mắc bệnh viêm phổi.

Cách sơ cứu người bị bỏng:

sơ cứu không khó nhưng nếu làm không đúng cách thì lại gây ảnh hưởng xấu đến người bị nạn. Vì thế nên trang bị những kiến thức về cách sơ cứu:

-Đầu tiên nên dùng nước, cát, chăn vải để dập tắt lửa hoặc ngắt nguồn điện đưa nạn nhân đến vị trí an toàn.

-Cẩn thận, nhanh chóng cởi bỏ quần áo đang cháy âm ỉ, quân tư trang và các đồ trang sức. Nếu bỏng hóa chất có thể xối thật nhiều nước mát để rửa cởi bỏ bất cứ quần áo dính hóa chất.

-Dùng gạc vô khuẩn hay miếng vải sạch để băng vùng bị bỏng lại, tránh bụi bẩn vào vết thương.

-Theo dõi nạn nhân đảm bảo thông đường hô hấp.

-Động viên an ủi nạn nhân, chỉ cho nạn nhân uống nước khi nạn nhân tỉnh táo vì nạn nhân rất khát nhất là khi phải chuyển đi xa.

-Tùy theo loại và mức độ vết thương mà có ngâm phần vết thương vào nước hay không

Tùy theo mức độ mà có cách chữa trị, chăm sóc người bị bỏng khác nhau

+Mức độ 1:

Là mức độ nhẹ nhất, da ửng đỏ nơi bị bỏng và đau rát nơi đầu mút do dây thần kinh bị kích thích.

Ngâm phần bị bỏng trong nước ít nhất 5 phút để làm hạ nhiệt vết thương, giảm sưng. Dùng các sản phẩm làm lành da như: lô hội, thuốc kháng sinh, dùng băng gạt lỏng bảo vệ vùng bị tổn thương. Thường thì vết bỏng sẽ lành trong vòng từ 3-6 ngày.

+Mức độ 2:

Bỏng nặng hơn, lớp chân bì tổn thương bắt đầu xuất hiện các túi nước, da đỏ sưng nhiều. Nếu túi nước bị vỡ lộ lớp da non màu hồng rất đau, không đề ý bị nhiễm khuẩn phá hủy da sẽ làm vết bỏng nặng hơn đến mức độ 3.

Ngâm phần bị bỏng trong nước ít nhất 15 phút. Tùy theo tình trạng vết thương mà xử lí nếu vết bỏng nhỏ thì dùng vải ướt lạnh chườm vài phút mỗi ngày, kiểm tra thay băng gạt hằng ngày tránh viêm nhiễm, không vì ngứa mà gãi bóc da. Vết thương sẽ lành trong vòng 3 tuần. Sau khi lành nên dùng kem chống nắng vì vùng da đó còn yếu rất dễ nhạy cảm với ánh sáng.

+Mức độ 3:

Mức độ nghiêm trọng nhất, toàn bộ lớp da bị tổn thương trắng nhợt, xám lại, khô cứng, mất cảm giác có thể đau hoặc không đau do dây thần kinh mô da bị tổn thương phá hủy.

Tốt nhất là đưa đi bệnh viện ngay lập tức, không nhúng vết thương vào nước hay bất kỳ thuốc mỡ nào, tránh để quần áo dính vào vết thương. Phải mất thời gian lâu vết thương mới lành.

Lưu ý không làm những điều sau đây khi bị bỏng:

– Bỏng từ mức độ 2 trở lên không được thoa bơ hay dầu, không đặt băng, nước đá trực tiếp lên vết bỏng nước lạnh làm vùng da vừa bị bỏng thì lạnh đột ngột khiến tế bào co lại dễ bị lở loét.

-Tuyệt đối không bôi kem đánh răng, hay đổ bia lên vết bỏng nó khiến vết bỏng trở nên trầm trọng hơn, dễ bị viêm nhiễm nặng hơn.

-Không được chọc phá các túi phỏng nước.

-Không bóc da hoặc các mảnh vỡ quần áo dính vào vết bỏng.

-Không được sờ vào vết thương tránh làm vết bỏng nặng hơn.

-Không dùng sữa non alpha lipid bôi lên vết thương hở như những lời hướng dẫn trên mạng hoặc những lời đồn vô căn cứ vì theo nhà sản xuất thì sữa non alpha lipid dùng để uống giúp đường ruột khỏe mạnh và tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Đọc thêm: Sữa non alpha lipid cho người bệnh zona

Đánh giá bài viết này