Ù tai là hiện tượng âm thanh kỳ lạ xuất phát từ bên trong tai chỉ có bạn nhận được là một triệu chứng của bệnh lý nhưng đôi khi cũng chỉ là biểu hiện sinh lý nếu xảy ra trong một thời gian ngắn. Chứng ù tai bắt nguồn từ 1 tai nhưng cũng có thể từ 2 tai, là một hiện tượng thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tật, nó xuất hiện thành từng đợt làm bạn cảm thấy khó chịu mà không thể chấm dứt được. Chia ra làm 2 loại cơ bản:
-Ù tai khách quan: rất hiếm gặp gây ra bởi các rối loạn về mạch máu, là loại ù tai mà không chỉ bệnh nhân nghe được mà cả bác sĩ còn nghe thấy.
-Ù tai chủ quan: chiếm đa số đến 95%, là loại ù tai chỉ có bệnh nhân cảm thấy.
Xem tiếp: Viêm tai giữa
Có rất nhiều lý do gây ù tai:
Rất khó xác định được nguồn gốc chính xác của hiện tượng ù tai:
+ù tai do tuổi già, có khoảng 30%-50% người ở độ tuổi 65 trở lên mắc chứng suy giảm thính giác dẫn đến ù tai, hay do sự thay đổi nội tiết tố ở 1 số phụ nữ mang thai làm thính giác suy yếu.
+do bị nước chảy vào tai, suy nghĩ lo âu, stress áp lực công việc, thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn có cường độ lớn như: nghe nhạc quá lớn, môi trường làm việc tiếng búa máy, tiếng súng nổ, … làm hư tổn tai trong.
+dùng nhiều chất kích thích như cà phê, bia, rượu, thuốc lá tình trạng ù tai tăng lên.
+bị ảnh hưởng của áp lực nước khi bơi lội hoặc thay đổi áp suất của không khí khi đi thang máy, máy bay.
+do chấn thương từ trước đó như chấn thương đầu cổ, vỡ xương đá gây rách màng nhĩ, bệnh vùng tai mũi họng đôi khi do mắc các bệnh liên quan đến hệ thần kinh như: rối loạn tiền đình, u dây thần kinh, hay hệ thống mạch máu như: phình động mạch, tăng huyết áp.
+sử dụng quá nhiều thuốc như Gentamicin, Asprin có tác dụng phụ làm siêu giảm thính giác. Theo nghiên cứu thì có đến 200 loại thuốc có thể dẫn đến ù tai vì thế cần cân nhắc sử dụng tốt nhất là theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ.
+tổn thương các đầu dây trong cùng của dây thần kính thính giác gây hiện tượng thoái hóa xơ xốp, ù tai, điếc, ai cũng có thể mắc chứng ù tai không phân biệt giới tính, môi trường xã hội, tuổi tác, đặc biệt càng lớn tuổi thì con người càng dễ mắc chứng ù tai.
+có quá nhiều ráy tai tích tụ, nó khó có thể được rửa sạch tự nhiên gây kích ứng màn nhĩ.
+những người mất thính giác có nguy cơ mắc bệnh ù tai cao hơn người bình thường rất nhiều lần.
Xem thêm: Viêm tai giữa ở trẻ em
Triệu chứng ù tai:
Ù tai không quá nguy hiểm nhưng lại gây ra nhiều cảm giác khó chịu cho người bệnh.
-Trong tai cảm giác như có tiếng ù ù như ve kêu, sột soạt hầu hết người mắc ù tai luôn cảm thấy khó khăn trong việc nghe.
-90% người mắc ù tai bị giảm thính giác, khả năng nghe ngày càng kém, thậm chí còn phải sống chung cả đời với chứng ù tai nặng hơn là điếc .
-ù tai khiến người bệnh có cảm giác khó nghe, khó so sánh với bất cứ âm thanh nào, tần số âm có thể lớn hoặc nhỏ.
-Chóng mặt, ngạt mũi, mất tập trung, mất ngủ nặng hơn vào ban đêm gây suy nhược cơ thể.
-Khó tập trung, rối loạn trí nhớ, dễ trầm cảm, tâm trạng lo lắng.
Cách điều trị ù tai:
-Nếu các triệu chứng trên kéo dài cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để chữa trị kịp thời.
-Vệ sinh tai sạch sẽ, chú ý khi bơi lội, tắm, gội đầu tránh để nước chảy vào trong tai.
-Tích cực vận động, tăng cường tập thể dục, thể thao, các bài tập thiền, bài tập thở đều đặn giúp máu ở vùng đầu lưu thông dễ dàng.
-Các loại thuốc lá cà phê, bia rượu sẽ làm cho chứng ù tai thêm ngiêm trọng hơn nên hạn chế hay tránh xa chúng.
-Nghỉ ngơi đầy đủ, ăn bớt mặn vì lượng muối mặn sẽ tác động tiêu cực vào hệ tuần hoàn, tránh tiếp xúc với tiếng ồn, làm việc trong môi trường hay tiếp xúc với âm thanh có cường độ lớn cần có đồ bảo hộ thính giác.
-Học cách thư giãn, giữ cho tinh thần thoải mái, stress chỉ làm cho tình trạng ù tai trở nên tồi tệ hơn.
Hi vọng bài viết trên sẽ giúp bạn có những kiến thức sơ lược về chứng ù tai từ đó có cách phòng chống hữu hiệu. Đôi tai là nơi khởi nguồn của hạnh phúc, nơi ta cảm nhận được âm thanh tình yêu, là một vì sao sáng sói của bông hoa, đời người thầm lặng không tên nhưng nó làm nên tất cả vì thế hãy bảo vệ đôi tai của mình như bảo vệ một thứ gì đó thật ý nghĩa.
Xem thêm: Bảo vệ sức khỏe của mình bằng sữa non alpha lipid