Viêm phế quản (VPQ) là một căn bệnh khá phổ biến mà nhiều người luôn quan tâm nhất là những bà mẹ đang có con nhỏ bởi đây là đối tượng rất hay mắc bệnh. Vậy viêm phế quản là gì và nó nguy hiểm hay không chúng ta hãy cũng tìm hiểu nhé.
Contents
Viêm phế quản là gì?
Là một bệnh lý về đường hô hấp, các ống phế quản mang không khí đến và đi từ phổi. Khi các niêm mạc phế quản bị kích thích phồng lên và làm hẹp tắc nghẽn các tiểu phế quản gây ra tình trạng viêm lớp niêm nạc. Bệnh không xảy ra đột ngột mà tiến triển dần dần. Phân làm 2 loại :
+Viêm phế quản cấp tính: thường phát triển từ nhiễm trùng đường hô hấp do thời tiết, vi rút, vi khuẩn, bệnh có thể kéo dài đến 6 tuần.
+Viêm phế quản mãn tính: là tình trạng diễn tiến nghiêm trọng hơn và kéo dài hơn, thường là do hút thuốc lá, tái phát thường xuyên trong vòng 2 năm rất khó hồi phục.
Nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản?
+VPQ cấp tính: thường do viêm phổi, 90% bắt nguồn từ siêu vi rút và 10% bắt nguồn từ vi khuẩn.
+VPQ mãn tính: thường do nhiều nguyên nhân
-Thường gặp ở những người khai thác than, tiếp xúc liên tục với khói bụi, người làm khuôn đúc kim loại.
-Hút thuốc lá, thuốc lào được xem là nguyên nhân chính ra viêm viêm phế quản, thuốc lá làm cho lông mao bị tổn thương mất dần chức năng, dễ nhiễm siêu vi khuẩn sau một thời gian dài làm ảnh hưởng đến phổi gây biến dạng đường hô hấp nguy hiểm nhất là gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).
-Do khói bụi công nghiệp: khí SO2, NO2, khói xe và chất thải rửa dụng cụ, hóa chất như: NH3, Cl2, axit mạnh, các chất ô nhiễm.
-Người có sức đề kháng ý kém như: người nhiễm HIV, trẻ em, những người hút thuốc thụ động do ngửi khói thuốc, phụ nữ mang thai, … là những đối tượng rất dễ bị viêm phế quản.
Triệu chứng bệnh viêm phế quản?
-Ho nhiều liên tục, ho theo cơn, ho kéo dài thành từng cơn giống như kiểu ho gà, kèm theo cảm giác đau thắt ngực, cánh mũi phập phồng, đau dưới xương ức, cơ khớp nhất là vào buổi sáng hay những lúc biến đổi thời tiết.
-Lớp niêm nạc phế quản trở nên dày hơn, họng đau rát đau nhiều hơn, luồng không khí bị cản trở.
-Có đờm màu vàng, trắng hoặc xanh lá cây.
-Hơi thở khò khè do phế quản bị viêm sưng, thở khó khăn, xẹp phổi, giảm thông số phổi.
-Hắt hơi, sổ mũi, sốt cao, hay giún lạnh chảy mồ hôi trộm.
-Cảm giác mệt mỏi nặng hơn xuất hiện các triệu chứng thần kinh như mệt mỏi, vật vã, ngủ li bì nặng hơn là hôn mê.
-Xuất hiện những rối loạn tiêu hóa ở mức độ nhẹ như chán ăn, cơ thể tím tái xanh xao nhất là trẻ em xuất hiện tím tái quanh môi, đầu các chi.
-Khi phổi bị tổn thương, cơ thể rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập dẫn đến sức khoẻ suy giảm làm ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể.
-Nếu không điều trị kịp thời thì dễ dẫn các căn bệnh tim, bệnh phổi mãn tính, nhiễm trùng hô hấp, hen suyễn, lao phổi, khí phế thủng, viêm xoang. Đặc biệt với trẻ em rất dễ dẫn đến suy hô hấp cấp gây tử vong.
Cách phòng bệnh viêm phế quản:
-Rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên , giữ cho tinh thần thoải mái, vệ sinh nhà ở sạch sẽ, hít thở không khí trong lành.
-Giữ ấm cho cơ thể vào mùa lạnh đặc biệt là ở cổ họng, tay, những lúc biến đổi thời tiết là thời gian vi khuẩn rất dễ sinh sôi xâm nhập.
-Có đồ bảo hộ lao động khi làm việc trong môi trường ô nhiễm.
-Tránh xa khói thuốc lá, rượu bia, cà phê và các chất kích thích khác.
-Có chế độ dinh dưỡng hợp lí đảm bảo cơ thể khỏe mạnh, giữ vững sức đề kháng để chống lại bệnh tật từ các thực phẩm sạch như: súp lơ xanh, các loại trái cây có màu sắc tươi sáng, bổ sung axit béo từ bắp cải, đậu phụ, hạt hạnh nhân, chuối, các sản phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai. Đặc biệt sữa non alpha lipid là một sản phẩm hữu ích để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh viêm phế quản vì trong sữa non có đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin, protein, khoáng chất, lợi khuẩn và hơn hết là các yếu tố miễn dịch, yếu tố tăng trưởng và lượng kháng thể Globulin vô cùng lớn.
Hãy bảo vệ sức khỏe của ta vì bạn có biết có sức khỏe chính là có hi vọng mà có hi vọng ta sẽ có tất cả.
Xem thêm: Bệnh hen suyễn