Thiên chức cao cả của người phụ nữ là sinh con, nuôi con bằng dòng sữa mát lành, nuôi dưỡng dạy dỗ con thành người. Ngày bé con cất tiếng khóc chào đời tim mẹ vỡ òa trong sung sướng, nhìn con lớn lên từng, ngày chập chững tập đi, bi bô cất tiếng nói “mẹ” “ba”, nô đùa vui chơi, đến trường, đi làm, rồi có gia đình chính là niềm hạnh phúc nhất cuộc đời người mẹ. Chăm sóc trẻ trong vòng 1 tháng sau khi sinh là chuyện không hề đơn giản, đầy khó khăn với cả mẹ và bé. Sau khi sinh con người mẹ còn rất mệt nhưng lại ngay lập tức làm quen với việc chăm sóc con, để ý con từng nơi từng lúc, còn bé con cũng vật vã không kém đây là thời điểm con mới tập làm quen với thế giới kỳ lạ và to lớn này, là giai đoạn hết sức quan trọng đối với sự phát triển của trẻ sau này. Nhất là những bà mẹ sinh con đầu còn thiếu kinh nghiệm, nhiều bỡ ngỡ việc bổ sung thêm kiến thức là việc rất cần thiết. Dưới đây là sơ lược cơ bản về cách chăm sóc trẻ 1 tháng đầu sau khi sinh.
-Môi trường chăm sóc trẻ: em bé nằm trong bụng mẹ 9 tháng có một môi trường sống thích hợp không tiếp xúc với các vi sinh vật lạ, được cung cấp dinh dưỡng qua nguồn dinh dưỡng của người mẹ, thân nhiệt luôn được giữ ổn định vì thế khi chào đời tiếp xúc với môi trường mới – rộng lớn đầy lạ lẫm, cơ thể trẻ dễ bị mất nhiệt. Vì vậy trẻ phải luôn được giữ ấm có thể dùng lò than lửa hoặc điều hòa để phòng được sưởi ấm.
Contents
Chăm sóc dinh dưỡng cho bé:
-Cho bú, tư thế cho bú: sau khi chào đời bé sẽ phát triển theo từng ngày trông thấy, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng duy nhất và bổ dưỡng nhất của bé lúc này nhất là sữa non lưu thông trong tuyến vú của người mẹ 72 giờ sau khi sinh. Các bà mẹ cần cho bú đúng cách ngậm hết đầu vú kể cả phần quần vú để bé bú được nhiều và cũng tránh gây đau, tránh để bé chỉ ngậm đầu vú sẽ khiến đầu vú bị nứt sưng đau. Khi bé bú no lấy vú ra khỏi miệng bé một cách nhẹ nhàng để tránh làm bé thức giấc vì hầu hết các bé sơ sinh thường ngủ ngay sau khi bú no.
Bạn nên biết rằng hệ tiêu hóa lúc này của trẻ vẫn chưa hoàn chỉnh còn rất yếu không nên cung cấp các thức ăn ngoài sữa mẹ, sữa mẹ giúp bé tiêu hóa tốt thông thường cứ 2 tiếng đồng hồ là bé đòi bú, mỗi cử bú khoảng 10 phút nhưng không nhất thiết phải căn đúng giờ cho bú, tốt nhất nên cho bé bú theo nhu cầu của bé, ngừng khi bé không còn muốn bú nữa, lúc đói bé sẽ khóc và đòi được bú. Hầu hết các bé đều có nhu cầu bú vào ban đêm 1-2 cử mỗi đêm. Vú của bạn có thể chảy sữa sau khi cho bé bú, hãy dùng ngón trỏ và ngón cái bóp chặt đầu vú để làm ngưng dòng chảy. Sau khi sinh ngực của người mẹ rất nhiều sữa có thể bị sưng lên rất đau thậm chí có thể bị sốt vì sữa ứ đọng quá nhiều, sự căng cứng này sẽ giảm ngay khi bạn cho bé bú, hiện tượng này chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn và sẽ giảm dần khi cơ thể quen dần với việc cho con bú. Hãy để bé trong tư thế nằm bú thoải mái tránh sặc sữa, ôm con sát vào lòng giữ bé trong lòng bàn tay nâng cao đầu bé hơn thân một chút. Lưu ý quan trọng là mẹ cần vệ sinh vú sạch sẽ trước và sau khi cho trẻ bú, dùng khăn nhúng nước ấm lau sạch kẻ vú đầu vú.
Chăm sóc giấc ngủ và cách bế bé:
-Cách bế con: Trẻ dưới 1 tháng tuổi xương còn mềm và yếu cần bế trẻ cẩn thận đúng cách tránh làm trẻ đau. Hãy ôm con sát trong lòng, lòng bàn tay đỡ trọn đầu trẻ, hãy vuốt ve âu yếm bé tạo cảm giác cho trẻ về tình yêu thương sự liên kết của người mẹ, bạn có thể nhìn ngắm được bé yêu và bé cũng có thể quan sát khuôn mặt bạn. Nâng bé lên vai để bé có thể thấy xung quanh, đầu của bé còn quá to so với thân mình và cổ còn rất yếu hãy cẩn thận nâng đầu khi ẳm bé, dần dần các mẹ nên trò chuyện, nhìn bé, hay cười, hát cho bé nghe bài hát trẻ con vui nhộn để kích thích các giác quan khả năng nhận thức của trẻ tốt hơn. Lúc này não bé còn mỏng, còn khoảng trống giữa xương sọ và não tuyệt đối không được bế xốc con, không rung lắc hay đưa nôi quá mạnh dễ dẫn đến bị dập não, chảy máu não.
– Giấc ngủ của bé: Bây giờ bé vẫn chưa có khái niệm về thời gian chưa phân biệt được ngày đêm, bé con ngủ rất nhiều và khá nhạy cảm khi ngủ, bé ngủ khoảng 18 tiếng trong 1 ngày chưa có một trình tự giờ giấc ngủ, ngủ nhiều vào ban ngày ban đêm quấy khóc, ngủ sớm sau khi ăn nhưng giấc ngủ rất ngắn, ngủ vào bất kỳ giờ nào trong ngày. Vì thế người mẹ nên điều chỉnh giấc ngủ của mình cùng bé để có đủ sức khỏe chăm sóc cho bé yêu. Luôn cho bé ngủ ở tư thế ngửa tuyệt đối không được nằm sấp. Có thể đặt bé trong nôi hoặc trên trường có lót đệm, không được để gối trong nôi, không được đắp chăn bông có thể làm ngạt thở cho bé nếu bé vô tình quơ đạp phủ lên mặt. Nên đặt bé ngủ trong một căn phòng thoáng khí yên tĩnh, nhiệt độ trong phòng ngủ không được quá nóng hay quá lạnh.
Trang phục và hoạt động của bé:
-Hoạt động của mẹ và bé: Theo thời gian con yêu sẽ lớn lên từng ngày từ một đứa trẻ chỉ thích ngủ nướng bé sẽ dần biết khóc, nở nụ cười đáng yêu, tò mò quan sát xung quanh nhìn mẹ trong vài phút và còn rất nhiều điều thú vị mà chính người mẹ cũng không thể hình dung được. Hãy tương tác với trẻ bằng cách gọi tên, thu hút sự chú ý của con, giới thiệu các đồ chơi nhiều màu sắc để phát triển khả năng nghe, nhìn, tạo cảm giác vui vẻ thích thú cho trẻ giúp não bộ phát triển học hỏi thế giới. Vận động của bé ngày càng tự chủ và linh hoạt hơn, tự ngóc lên hay nắm chặt bất cứ thứ gì trong tay, bé rất thích khi nghe giọng nói của người khác và vui hơn khi được trò chuyện cùng, làm theo tiếng động và bộ mặt bé làm, bé cũng có thể bị giật mình khi có tiếng động lớn. Mỗi khi bé khóc bạn hãy vỗ về nói chuyện để bé an tâm.
-Trang phục của trẻ: Bé sẽ tập quen dần với môi trường mới, trang phục của bé tùy theo mùa, quần áo mềm thoáng, mỏng cho mùa nóng, các mẹ cho trẻ mặc ấm tốt nhất là mặc 1 lớp áo mỏng bên trong và bên ngoài khoác một áo dày hơn, bao tay, vớ ấm, đội mũ cho trẻ vào mùa lạnh nhưng khi ngủ cần nhớ bỏ mũ vì trẻ sơ sinh giải phóng nhiệt rất lớn ở vùng đầu hãy để ý kiểm tra thân nhiệt của trẻ. Bạn hãy lộn ngược các vớ tay vớ chân và cắt đi các sợi chỉ thừa bên trong ngay sau khi mua về. Quần áo của trẻ cần được giặt sạch phơi dưới nắng.
Vệ sinh cho trẻ:
+Chăm sóc da: hãy tắm nắng cho trẻ trước 8h sáng, nắng này rất tốt có nhiều Vitamin D giúp hấp thụ tốt Canxi trong sữa tăng chắc khỏe xương mà còn giảm mắc bệnh vàng da. Da của trẻ sơ sinh còn rất yếu, thường sẽ vàng da sau khi sinh được 2-4 ngày thì tự động thay đổi, đây là lớp da bao phủ giúp trẻ giữ nhiệt dần thích nghi với môi trường bên ngoài.
+Tắm: tốt nhất nên tắm mỗi ngày một lần để giữ vệ sinh cho bé. Da bé lúc này còn mỏng và không có gì bẩn nên chỉ cần tắm nước ấm sạch là đủ không cần phải sử dụng sữa tắm. Lau khô bé bằng vải sạch từ đầu đến chân và nhanh chóng mặc quần áo, đi tất và đội mũ cho trẻ, thoa dầu khuynh diệp vào lòng bàn tay, chân, sau lưng để giữ ấm cho trẻ.
+Rốn: chăm sóc vệ sinh rốn là điều hết sức quan trọng đối với trẻ sơ sinh dưới 1 tháng đây là vùng hết sức nhạy cảm, vệ sinh đúng cách dùng tăm bông lau chấm vào nước sôi để nguội rồi lau nhẹ nhàng, không để rốn trẻ ướt, giữ rốn luôn khô thoáng để rốn khô rụng tự nhiên trong vòng 1-3 tuần, không cẩn thận sẽ làm rốn nhiễm trùng chảy máu.
+Thay tả và đi ngoài của trẻ: Thay tả thường xuyên tránh để bé bị hăm tã nhất là sau khi đi cầu, vệ sinh sạch sẽ vùng dưới bộ phận sinh dục, hậu môn, các kẽ bẹn, 2 mông của trẻ để khô ráo rồi mới mặc tả cho thoáng khí sau đó thoa phấn cho bé và mặc tã mới vào. Bé có thể đi cầu mỗi ngày một lần và thường diễn ra sau cữ bú của mẹ, phân có màu vàng ít nhờn hơn và mềm.
-Kiểm tra những loại vắc xin mà bé cần phải tim phòng, hạn chế đi ra ngoài, tiếp xúc với nhiều người nhất là những người đang mắc bệnh vì sức đề kháng của bé còn rất yếu rất dễ bị lây nhiễm rất lâu khỏi, tránh tiếp xúc với các nguồn ô nhiễm như: khói thuốc, bụi, mùi sơn, …
Hi vọng qua bài viết trên giúp những bậc cha mẹ có thêm kiến thức chăm sóc bé yêu nhà mình, chúc bạn thành công . “Mỗi đứa trẻ là một thiên thần nhỏ sống trong thế giới thần tiên của mình ngay trên mặt đất”.
Tham khảo: Công dụng sữa non alpha lipid đối với trẻ em