Chắc hẳn các bạn ai cũng từng đã nghe qua bệnh Alzheimer là một bệnh về sa sút trí tuệ nhưng chưa chắc ai cũng biết rõ bệnh này biểu hiện như thế nào? Nguyên nhân từ đâu mà gây ra? Nó ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe và có thể làm cách nào hạn chế bệnh. Hiện nay căn bệnh này lại khá phổ biến, theo nghiên cứu mới nhất cho biết đến năm 2030 có đến 50% người già trên 65 tuổi có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Hãy cùng nhau tìm hiểu về nó để phòng ngừa và giảm sự lo lắng khi bản thân hay những người xung quanh mình mắc bệnh.
Contents
Bênh Alzheimer là bệnh gì?
Năm 1908 bác sĩ tâm thần và thần kinh người Đức là Alois Alzheimer là người đầu tiên nghiên cứu ra căn bệnh này không thể chữa được và dẫn đến tử vong. Được xem là một trong những bệnh tốn kém nhất cho xã hội, gây ra ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, tâm ký, kinh tế và công việc của bản thân và gia đình của người bệnh. Phần lớn người bệnh chỉ có thể sống khoảng 7 năm, phân ra 2 mức bệnh là :
+nhóm người mắc bệnh trên 65 tuổi là khoảng 5%
+nhóm người trên 85 tuổi là khoảng 20%
Bệnh này rất dễ nhầm lẫn với các bệnh liên quan đến tuổi già nhưng mỗi người có một cơ địa khác nhau nên có triệu chứng bệnh xuất hiện cũng khác nhưng nhìn chung người bệnh có những triệu chứng sau:
Triệu chứng bệnh Alzheimer
-Triệu chứng đầu tiên xuất hiện là người bệnh hay bị stress, trí nhớ giảm, tiếp cận thông tin mới chậm, rất mau quên, quên việc mới xảy ra, nhầm lẫn các vị trí trong nhà, nhiều khi quên tên người xung quanh thậm chí quên cả tên bản thân mình sau đó bắt đầu quên mặt vợ chồng, con cái người thân, giảm khả năng phán đoán và đánh giá kém.
-Khó khăn về ngôn ngữ giao tiếp khó phát âm, nói chậm, không trôi chảy, nhận thức khó khăn trong việc phối hợp cử động, khó khăn khi làm các công việc quen thuộc ở gia đình, cơ quan.
-Giai đoạn nặng hơn giảm khả năng tự lập, mất dần khả năng vận động hàng ngày, dần hoàn toàn phụ thuộc vào người nhà, khả năng nói đọc viết, cử động cũng mất dần nói chậm ấp úng, chỉ còn nói được một vài từ đơn lẻ, nguy cơ té ngã tăng cao dễ dẫn đến tai biến, đột quỵ, nằm liệt giường và mất khả năng tự ăn uống.
-Tâm lý khó chịu, bất ổn, lúc khóc lúc cười, tính cách hành động không ổn định, không tự chủ có lúc hung hăng bùng nổ, đôi khi còn đi lang thang quên đường đi, mất khả năng định hướng về thời gian, khả năng tính toán.
-Khoảng 30% người bệnh bị ảo giác, bệnh nhân không nhận thức được bản thân mình và đi đại tiểu tiện không kiểm soát, tâm trí hay thờ ơ, yếu ớt, tay chân run hay bị chuột rút, sức đề kháng yếu đi bị các vi sinh vật có hại xâm nhập dẫn đến bệnh viêm phổi, viêm loét, … xuất hiện các triệu chứng trầm cảm, có lúc bệnh nhân có ý định tự sát, có các triệu chứng loạn thần.
Nguyên nhân gây ra bệnh Alzheimer:
Nguyên nhân gây bệnh Alzheimer vẫn chưa xác định rõ được, nhưng trong nghiên cứu có chỉ ra rằng:
-Do quá trình tổng hợp chất truyền đạt thần kinh acetylcholin giảm sút.
-Do trong não tích tụ quá nhiều amyloid từ việc đột biến gen APOE4.
-Mất đi các axon sợi trục thần kinh do lượng mylenin giảm sút.
-Các protein được tạo ra tạo mảng và bám tích tụ bên trong các tế bào gây cản trở việc dẫn truyền thông tin.
=>Các tế bào lưu trữ của não và xử lý thông tin bắt đầu suy yếu và chết.
-Tỷ lệ mắc bệnh càng tăng khi tuổi tăng lên, người ngoài 65 tuổi tần số mắc bệnh tăng gần gấp đôi.
-Do di truyền người thân có tiền sử gia đình mắc bệnh, sự bất thường suy giảm sức đề kháng và hệ miễn dịch.
-Nguy cơ mắc bệnh Alzheimer tăng cao hơn ở những người mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp, tai biến mạch máu não, đái tháo đường, người tiền căn chấn thương đầu…
-Do ít vận động, chế độ dinh dưỡng thiếu hợp lý dùng nhiều chất kích thích như thuốc lá rượu bia ăn thiếu rau củ.
Cách phòng tránh và điều trị bệnh Alzheimer:
Hiện nay chưa có thuốc để điều trị triệt, chỉ có thể làm chậm và làm giảm tốc độ phát triển của bệnh vì thế chúng ta cần phòng chống bệnh bằng cách rèn luyện các hoạt động trí tuệ như đọc sách nghe nhạc, chơi cờ, hoàn thành câu đố, giao tiếp với xã hội. Tích cực vận động thể dục thể thao, có chế độ dinh dưỡng hợp lý, hạn chế rượu bia thuốc lá, theo nghiên cứu thì chế độ ăn kiêng của người dân ở vùng Địa Trung Hải có thể làm giảm rủi ro mắc bệnh bao gồm trái cây, rau quả, ngũ cốc bánh mì, dầu ô liu, cá, rượu vang. Sữa non alpha lipid cũng có thể giúp phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh Alzheimer nhờ đặc điểm nổi bật của nó là tái tạo tế bào mầm, làm chậm quá trình lão hóa, rút ngắn chiều dài tolome nhờ các yếu tố tăng trưởng, lượng lớn Canxi Ion giúp lưu thông trong hệ thần kinh dễ dàng, phóng thích Hormo Cortical tăng sự dẫn truyền giữa các tế bào thần kinh với nhau.
Đọc thêm: Sữa non alpha lipid cho người tai biến