Trong thời đại xã hội ngày càng phát triển như hiện này, chất lượng dinh dưỡng của con người ngày càng được cải thiện nhưng bên cạnh đó nhiều bệnh lý chuyển hóa như đái tháo đường, béo phì, tim mạch và đặc biệt là bệnh Gout ngày càng gia tăng. Theo thống kê của chuyên gia thì viêm khớp do Gout chiếm đến 1/4 trong các nguyên nhân gây ra các bệnh khớp.
Bệnh Gout hay còn gọi là bệnh thống phong là kết quả của sự lắng đọng tinh thể urat ở các cơ quan trong cơ thể, là một dạng của viêm khớp. Khi lượng acid uric trong máu tăng đến một ngưỡng nhất định thì nó sẽ kết tủa thành dạng tinh thể rắn, làm xuất hiện những cơn đau dữ dội, sưng, nóng, đỏ. Đây là căn bệnh diễn tiến khá âm thầm khởi phát từ những cơn đau nhức tại khớp như ngón chân, mắt cá chân, ngón tay, bàn tay, bàn chân. Bệnh Gout có thể được kiềm hãm giảm bớt quá trình tiến triến bằng chế độ dinh dưỡng hợp lí.
Bệnh nhân bị gout vừa khỏi bệnh nhờ sử dụng sữa non alpha lipid chia sẻ lại:
Những thực phẩm bệnh gout không nên ăn :
-Giảm thiểu tối đa những thực phẩm giàu đạm chứa gốc Purin như: hải sản (cua, ốc, ếch, lươn, …), các loại thịt màu đỏ (thịt bò, thịt dê ,thịt ngựa, …) các loại phủ nội tạng động vật (tim, gan, lưỡi, lòng, …) các loại trứng gia cầm.
-Hạn chế các thực phẩm đóng gói, chế biến sẵn như: bánh kẹo, nước ngọt, mỳ tôm, thức ăn nhanh, … dễ tăng nguy cơ béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ gây ra bệnh Gout.
-Mỗi ngày chỉ nên ăn từ 2-5g muối, kiểm soát lượng chất béo trong vòng 20-25% tổng số calo.
-Kiêng các loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh như: măng, bạc hà, nấm, giá, … sẽ làm tăng tốc độ tổng hợp acid urit.
-Hạn chế các món thức ăn nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị, các món chiên, xào, các loại đậu chưa qua chế biến.
-Không dùng các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, cà phê, …
-Giảm các thực phẩm có vị chua như: nem chua, dưa hành muối, cam, chanh, trái cây giàu vitamin C vì làm tăng nguy cơ bị sỏi thận, kết tủa ở ống thận.
-Không nên ăn khuya, giữ vững cân nặng, hạn chế tăng cân, tăng nguy cơ béo phì rất dễ mắc bệnh Gout
Bệnh nhân mắc bệnh Gout cũng không nên ăn kiêng quá mức vì nó sẽ gây thiếu Prôtêin.
Những thực phẩm có lợi cho người mắc bệnh Gout
-Ăn các thực phẩm giàu kali có thể làm giảm và đào thải lượng acid uric trong máu rất tốt như: cần tây, chuối, bông cải xanh, dâu hấu, …
+Cần tây: giàu sinh tố khoáng chất và hầu như không chứa purin có công dụng thanh nhiệt. Có thể ép lấy nước, nấu canh ăn hằng ngày hay ép nước uống.
+Chuối: là loại thực phẩm chứa rất nhiều Kali, ăn một quả chuối tương đương với hàm lượng kali cần thiết trong ngày.
+Bông cải xanh: là loại rau kiềm tính có tác dụng giải nhiệt, bổ tinh tủy, lợi ngũ tạng lục phủ.
+Dưa hấu: có tác dụng thanh nhiệt, có tính lạt vị ngọt lợi tiểu tiện. Đây là loại thực phẩm đặc biệt tố cho những người bị gút ở giai đoạn mãn tính.
-Uống nhiều nước từ 2-3 lít mỗi ngày để thúc đẩy đào thoải acid uric tốt hơn qua đường tiểu tiện
-Các thực phẩm giàu cacbohydrate như: bánh mì, gạo thúc đẩy sự bài tiết acid uric. Đây là loại thực phẩm có hàm lượng purin thấp lại chứa tinh bột dinh dưỡng chiếm đến 70% dinh dưỡng trong ngày.
-Có thể dùng sữa, các thực phẩm chế biến từ sữa, các nạc, ốc sò, phô mát không lên men.
-Mỗi ngày nên ăn dưới 150g thịt. Thay vì ăn thịt đỏ thì nên ăn thịt gà, thịt vịt vì nó có lượng purin thấp hơn so với thịt đỏ
-Ăn nhiều rau, củ, quả trái cây tươi sống như: khoai tây, dưa leo, sắn, cải bắp, lê, táo, nho, bắp cải, cà tím, củ cải trắng, nước ép trái cây…do rau củ chất rất ít purin, làm giảm quá trình hấp thu đạm, giảm sự hình thành acid uric.
+Nho : đây là loại quả kiềm tính, nhiều nước, có công dụng bổ huyết, cường gân tốt, lợi tiểu tiện.
+Dâu Tây: giàu dinh dưỡng, là chất chống oxy hóa thông minh có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh Gout.
+Lê và táo: có vị ngọt có tính mát nên thanh nhiệt rất tốt, kiềm tính nên dùng rất tốt cho bệnh nhân mắc bệnh Gout.
Sữa Non Alpha lipid rất hiệu quả trong hỗ trợ điều trị bệnh gout
Sữa non alpha lipid là loại thực phẩm chiết suất từ thiên nhiên rất an toàn và hiệu quả, chứa rất ít purin lại có thành phần dinh dưỡng cao như: vitamin, khoáng chất, kháng thể, lợi khuẩn, yếu tố miễn dịch và yếu tố tăng trưởng. Bên cạnh đó hàm lượng chất béo và photpho lipid thấp rất tốt cho người mắc bệnh Gout.
Tham khảo: Sữa non alpha lipid cho người cao huyết áp