Dân số Việt Nam đang ngày càng già hóa (người cao tuổi ở Việt Nam chiếm 10,5% dân số cả nước) thời gian quá độ từ “già hóa dân số” sang “dân số già” của Việt Nam chỉ khoảng 18 – 20 năm. Đáng nói là tuổi thọ bình quân của người Việt Nam đã tăng cao nhưng số năm sống khỏe mạnh lại khá thấp. Càng lớn tuổi sức khỏe càng giảm, các cơ quan trong cơ thể càng ngày càng bị già hóa. Đồng nghĩa với việc đó là xuất hiện các bệnh như: Tim mạch, về xương khớp, bệnh phổi – phế quản tắc nghẽn mạn tính, đái tháo đường, … Điều đó đặt ra một thách thức với ngành y khoa là việc cải thiện sức khỏe cho người già. Trong đó loãng xương hiện đang là một vấn đề mang tính toàn cầu rất được quan tâm.
Đời sống được cải thiện sức khỏe con người ngày càng được đề cao, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam cũng được tăng lên, số người có tuổi trên 65 tuổi ngày càng tăng cao và chiếm 1 vị trí đáng kể trong dân số (khoảng 12% dân số thế giới con số này sẽ ngày càng tăng đến 17% vào năm 2020). Loãng xương là một trong những bệnh lý rất thường hay gặp ở người cao tuổi là nguyên nhân làm giảm chất lượng cuộc sống, chi phí điều trị loãng xương ngày càng tăng lên.
Contents
Loãng xương là gì?
Loãng xương là một hiện tượng rối loạn chuyển hóa gây xốp xương hoặc thưa xương làm cho xương trở nên mỏng hơn, giảm khối lượng xương, các vi cấu trúc mô xương bị tổn thương khiến xương trở nên giòn và dễ gãy hoặc lún các đốt sống. Mắc bệnh trong thời gian dài dẫn đến xẹp xương và dễ gãy. Chỉ cần 1 chấn thương nhẹ thậm chí cũng có thể gãy tự nhiên. Các vị trí xẹp thường là các ổ khớp, cột sống, đùi, cổ, … Loãng xương là một tiến trình của quá trình lão hóa, nó diễn ra âm thầm nhưng khi phát bệnh lại khiến người bệnh gặp nhiều phiền toái và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, gây ra đau nhức khó chịu cho người bệnh. Do đó chúng ta hãy bổ sung thêm Canxi để xương chắc khỏe hơn bằng việc sửa dụng sữa non alpha lipid vì sữa non alpha lipid chứa rất nhiều Canxi.
Nguyên nhân gây ra loãng xương
Tuổi cao là nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh loãng xương. Tuổi ngày càng cao thì quá trình lão hóa cũng diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Lúc này, xương bị thoái hóa, hấp thụ canxi và những chất dinh dưỡng kém, tạo nên sự mất cân bằng giữa việc tạo xương và phân hủy xương, khiến xương trở nên loãng.
Do thiếu tập thể dục thể thao, thiếu vận động. Nếu chúng ta không vận động, không tập thể dục thì xương dễ bị xốp dần, rạng nứt gây ra thiếu canxi, loãng xương.
Phụ nữ sau mãn kinh chiếm tỉ lệ người bị loãng xương tương đương với loãng xương do tuổi già. Sau mãn kinh, hoạt động của buồng trứng ngưng lại gây thiếu hụt nội tiết tố estrogen, các tế bào phân hủy xương lại tăng hoạt tính trong khi chức năng điều hòa và hấp thu canxi bị suy giảm, gây lún đốt sống, gù còng, gãy xương ở cột sống, đầu dưới xương chày, …
Ăn uống thiếu chất, thiếu Ca, thiếu vitamin D. Ăn quá nhiều thức ăn nhanh, đồ hộp, chất béo, nước ngọt, hay sử dụng nhiều bia, rượu
Những người hay dễ mắc bệnh loãng xương như: Người mắc bệnh suy thận phải chạy thận lâu ngày dẫn đến thất thoát canxi qua đường tiết niệu. Từ đó, làm xương trở nên loãng, giòn, xốp và dễ gãy, các căn bệnh xương khớp như thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, thoát vị đĩa đệm, … cũng kéo theo tình trạng loãng xương, các bệnh nội tiết do chức năng tạo cốt bào và hấp thụ canxi giảm cũng khiến xương trở nên loãng.
Đọc thêm: Tâm lý người già bạn nên hiểu
Triệu chứng bệnh loãng xương ở người lớn tuổi
Loãng xương là căn bệnh thường thấy ở người cao tuổi gây ra nhiều khó khăn khi di chuyển và có thể để lại di chứng suốt đời cho người bệnh
Đau nhức ở các ổ khớp, cột sống, đùi, cổ, các đầu xương
Gãy xương khi bị những chấn thương nhẹ là hậu quả cuối cùng của bệnh loãng xương.
Cột sống sẽ biến dạng đường cong bình thường, như gù, vẹo, còng lưng. Chiều cao của cơ thể giảm so với tuổi lúc còn trẻ.
Đau cột sống, đau dọc theo các dây thần kinh liên sườn, dọc theo dây thần kinh đùi, thần kinh tọa, có khi đau tăng lên do hắt hơi, ho, nín hơi, sổ mũi, xì hơi, cười to, khóc to, …
Dấu hiệu toàn thân thường gặp là cảm giác lạnh hoặc ớn lạnh, hay bị chuột rút, vọp bẻ, thường ra mồ hôi
Với người có tuổi, thường có nhiều bệnh lý của tuổi tác đi kèm như tim mạch, huyết áp, tiểu đường, cao huyết áp, thoái hóa khớp
Để phòng chống loãng xương chúng ta cần:
Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên như: Nhảy dây, chơi cầu lông, bóng chuyền, bóng đá, …
Ăn uống lành mạnh đúng cách, cung cấp đầy đủ các vitamin khoáng chất cho cơ thể.
Canxi là nền tảng cho sự khỏe mạnh, theo nghiên cứu người ở độ tuổi dưới 50 tuổi cần 1000mg/ ngày và những người trên 50 tuổi cần 1200mg/ 1 ngày. Chính vì thế chúng ta cần bổ sung lượng canxi hằng ngày cho cơ thể chỉ bằng 1 ly sữa non alpha lipid.
Tham khảo: Sữa non alpha lipid rất tốt cho bệnh tiểu đường