Trĩ là một loại bệnh khá phổ biến trong những bệnh lý về hậu môn. Trong 100 người có tới 50 người mắc bệnh. Tuy nhiên đây là một căn bệnh khó nói, khá nhạy cảm ở vùng kín, nhất là đối với phụ nữ do tâm lý nhạy cảm. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó ảnh hưởng đế sức khỏe người bệnh làm giảm chất lượng cuộc sống, lao động.
Trĩ hay còn gọi là bệnh lòi dom do sự rối loạn căng dãn, phì đại quá mức tĩnh mạch ở mô xung quanh hậu môn- trực tràng là cho các mô này phồng lên sưng hay viêm, khó chịu và đau xung quanh hậu môn.
Contents
Dấu hiệu mắc bệnh trĩ:
Thường rất rõ ràng, người bệnh có thể nhận biết được nhưng chỉ thường đến khám bệnh sau vài năm phát hiện ra bệnh.
-Người mắc bệnh trĩ thường gặp nhiều khó khăn khi đi đại tiện, hậu môn đau nhức, hay táo bón, càng táo bón càng chảy nhiều máu. Trong giai đoạn đầu người bệnh có thể chỉ thấy một ít máu dính trong phân hoặc giấy vệ sinh nhưng về sau máu tươi có thể chảy ra từng dòng lớn không kiểm soát. Vì thế mỗi lần đi đại tiện là một nỗi sợ hãi của người bệnh.
-Xung quanh hậu môn ẩm ướt, chất nhầy tiết ra nhiều dịch này có mùi hôi khó chịu, người bệnh liên tục bị ngứa hậu môn, xuất hiện tình trạng nứt nẻ hậu môn, áp xe hậu môn khiến người bệnh đau rát nhức nhối ở thành hậu môn.
-Bệnh nhân chảy máu khi đi tiểu.
-Mỗi lần đứng lâu hay ngồi xổm , làm việc nặng đau và chảy máu nhiều hơn.
-Khi ăn các món ăn nóng, cay thì đau hơn, khó tiểu hoặc uống nhiều rượu bia các chất kích thích khi đi đại tiện máu ra nhiều hơn.
-Sa trĩ là dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi mắc bệnh trĩ. Tuy theo trĩ nội hay trĩ ngoại mà vị trí trĩ sa khác nhau.
Tìm hiểu thêm: Sữa non alpha lipid cho người bị nhiễm khuẩn Hp
Có 2 loại bệnh trĩ:
Trĩ ngoại:
Hình thành ở bên ngoài hậu môn người bệnh có thể dùng tay sờ thấy búi trĩ. Mép gấp quanh vùng hậu môn sưng to tạo thành khe nứt trầy. Các búi trĩ nhô ra ngoài gần vùng hậu môn hình thành từ áp lực căng giãn các tĩnh mạch gây sưng viêm các mô liên kết.
Dễ phát hiện, dễ điều trị nhanh hơn.
Trĩ nội:
Hình thành ở bên trong hậu môn. Giai đoạn đầu sẽ có cảm giác cộm vướng nhưng chưa có búi trĩ xuất hiện. Khi phát triển nặng dần sẽ thấy búi trĩ lòi ra khỏi hậu môn. Các tĩnh mạch to phình mạch máu bị phù, suy yếu viêm nhiễm thành thực tràng ruột.
Khó phát hiện, trước đó đã có dấu hiệu đi tiểu ra máu, điều trị lâu dài.
Chú thích:
Búi trĩ: những hạt đậu nhỏ mọc xung quanh lỗ hậu môn có màu sẫm tụ màu, cục bộ cứng rác, có khi sưng mũ viêm loét hình thành các vết rách nứt hậu môn.
Sa trĩ là triệu chứng thường gặp với 4 cấp độ.
+Độ 1: Búi trĩ phồng to hơn mức bình thường nhưng vẫn nằm trong lòng ống hậu môn ngay cả khi bệnh nhân rặng mạnh, chảy máu khi đi đại tiện.
+Độ 2: Búi trĩ có kích thước lớn hơn có thể thập thò ở hậu môn.
+Độ 3: Cũng như sa trĩ ở độ 2 nhưng nó lòi hẵn ra ngoài khi bệnh nhân, làm việc nặng hoặc ngồi xổm, đi đại tiện.
+Độ 4: Độ nặng nhất búi trĩ sa thường xuyên ở bên ngoài.
Việc phát hiện ra bệnh trĩ sớm sẽ giúp cho việc điều trị dễ dàng, giảm khó khăn và hiệu quả hơn. Bất kì ai cũng có nguy cơ mắc bệnh trĩ từ trẻ em, người già, phụ nữ, đàn ông, cả phụ nữ mang thai vì thế muốn phòng tránh bệnh trĩ cần uống nhiều nước 2-3 lít mỗi ngày, ăn nhiều chất xơ, trái cây, rau, củ, quả tươi sống, giảm lượng rượu, bia, thức ăn cay, nóng, rèn luyện thể dục thể thao. Nên xem xét và tìm đến trung tâm y tế tư vấn nếu bệnh trĩ của bạn gây đau chảy máu thường xuyên và quá mức.
Tham khảo: sữa non alpha lipid cho người đau dạ dày