LÀM GÌ KHI CÓ NGƯỜI BỊ SỐC THUỐC?

Sốc thuốc

Sốc thuốc

Đừng nghĩ chỉ có bệnh mới dẫn đến chết người, nếu sốc thuốc không được phát hiện và khắc phục kịp thời cũng gây ra tử vong. Mọi dạng thuốc đều có thể gây ra sốc nhưng tần suất và mức độ sẽ khác nhau the thứ tự: thuốc uống- tiêm bắp- tiêm tĩnh mạch- tiêm truyền. Sốc thuốc có thể xảy ra ngay trong hoặc sau khi tiêm, truyền, uống thuốc.

Triệu chứng sốc thuốc:

-Phản ứng da: da nổi mẩn ngứa, nổi mề đay ở quanh miệng, mắt, môi, bàn tay, bàn chân, ở cả vùng dưới và trên bề mặt da và niêm nạc, da đỏ rực hoặc tái nhợt, cảm giác nóng bốc hỏa, vật vã mồ hôi.

-1 số trường hợp bệnh nhân sẽ đau bụng dữ dội, choáng váng buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy đại tiện không kiểm soát thậm chí chảy máu đường tiêu hóa.

-Hệ hô hấp: nghẹt cổ họng, họng sưng nề, co thắt đường thở gây thở khò khè hay khó thở, ngạt thở, tím tái có thể dẫn đến suy hô hấp cấp, phù dây thanh quản thậm chí phù phổi.

-Hệ tim mạch: do hậu quả của các chất hóa học đưa vào cơ thể gây giãn tĩnh mạch, tiểu động mạch và mao mạch, tăng tính thấm thành mạch, mạch đập nhanh dồn dập và yếu, huyết áp giảm. Thiếu oxy trong máu dẫn đến giảm co bóp cơ tim gây trụy tim.

-Hệ thần kinh: bệnh nhân nhanh chóng chóng mặt, chân tay run, nói, rên lảm nhảm, nhận thức mô hồ, lú lẫn, co giật toàn thân nặng hơn và ngất xỉu chìm vào hôn mê sâu nhanh chóng. Đây là biến chứng nghiêm trọng nhất nếu không được cấp cứu kịp thời bệnh nhân có thể tử vong sau ít giờ.

Nguyên nhân sốc thuốc:

Có nhiều nguyên nhân gây ra có thể do phần trách nhiệm của nhân viên y tế nhưng cũng không ít trường hợp sốc xảy ra không cứu được do người bệnh có thể trạng quá kém không thể thích ứng với thuốc. Chúng ta cần có cách nhìn khách quan trước vấn đề này để giải quyết cho hợp lý.

-Sốc thuốc thường xảy ra nhiều hơn với người có thể trạng yếu như: trẻ em, người già, người mắc nhiều bệnh vì thế cần cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ để chọn thuốc an toàn nhất.

-Khi cơ địa không thích ứng với một thành phần nào trong thuốc sẽ phản ứng chống lại ngay lập tức sinh ra quá nhiều chất histamin một cách đột ngột gây sốc.

-Cũng có thể là do nhân viên y tế chưa quan tâm đúng mức đến tác dụng phục của thuốc, chưa tuân thủ đầy đủ nguyên tắc điều trị:

+Chưa theo dõi sát sao, khi sốc thuốc chuyển sang nặng mới biết, xử lý chậm, lúng túng thiếu bình tĩnh.

+Không vô trùng dụng cụ tiêm, truyền: khay đựng dụng cụ, kéo, kẹp, không kiểm tra hạn dùng bộ dây truyền và túi dịch.

+Không thử phản ứng của thuốc trước khi tiêm.

+ Không hòa thuốc thành dung dịch, không theo dõi quá trình truyền dịch để không khí lọt vào tĩnh mạch.

+Truyền quá nhanh hay truyền quá liều.

+Chủ quan không thử phản ứng trước khi sử dụng với một số thuốc có tần suất gây sốc cao như Penicilin tiêm, Streptomycin. Đối với những thuốc này phải được thử tiêm dưới da với 1 lượng nhỏ sau một thời gian nếu không có hiện tượng bất thường mới dùng theo liều chỉ định.

+Chất lượng thuốc bị giảm sút gần hết hạn hoặc hết hạn, bị ẩm ướt biến màu không đồng nhất mùi khác thường khác với thuốc mới ban đầu.

Biện Pháp xử lí khi sốc thuốc:

-Khi thấy xuất hiện các triệu chứng trên phải lập tức báo ngay với bác sĩ.

-Cho bệnh nhân nằm đầu thấp, nghiêng về một bên hai chân hơi cao.

-Ngừng ngay việc tiêm hay truyền thuốc gây sốc và dùng các loại thuốc hỗ trợ loại trừ sốc như: thuốc kháng histamin tự nhiên hay tổng hợp, Astemizol, Citerizin.

-Nới lỏng quần áo và đắp chăn cho bệnh nhân.

-Nói chuyện liên tục với bệnh nhân để giữ được nhịp thở tránh rơi vào trạng thái hôn mê

-Giúp bệnh nhân thở oxy và thoáng không khí, nếu ngừng thở hãy bắt đầu hồi sức tim bằng cách ép hơi lồng ngực và hà hơi thổi ngạt, bóp bóng hơi hỗ trợ hô hấp.

-Tìm ngay nguyên nhân gây sốc thuốc. Nên nhớ rằng việc phát hiện xử trí sốc là một biện pháp cần được tiến hành khẩn cấp nhanh kịp thời mới có thể đưa bệnh nhân khỏi tình trạng nguy cơ tử vong.

– Để giảm tình trạng trên thì trong bệnh viện, mỗi phòng bệnh phải luôn có mặt nhân viên y tế trực tiếp cho người bệnh dùng thuốc để kịp thời xử lý biến cố, dùng thuốc có trong danh mục thuốc thiết yếu, nhân viên y tế phải thường xuyên trau dồi kiến thức trình độ chuyên môn, bình tĩnh xử trí nhanh kịp thời tránh dùng các loại thuốc vượt tuyến vượt quá khả năng giải quyết.

Cuộc sống rất ngắn hãy sống là chính mình luôn vui vẻ tự do và trở thành điều bạn muốn và hãy cười khi bạn có thể quên đi những gì bạn không thể thay đổi. Dù cho bạn là ai, bạn đang làm gì thì sức khỏe là thứ vốn quý nhất nên bạn cần trân trọng và giữ gìn nó cũng giống tôi luôn uống 1 ly sữa non alpha lipid lifeline vào mỗi buổi sáng để có sức đề kháng tốt chống lại bệnh tật và hệ tiêu hóa khỏe mạnh hấp thu được nhiều dưỡng chất từ thức ăn.

Xem thêm: Stress phá hoại cuộc sống của bạn như thế nào

Đánh giá bài viết này